(Thethaovanhoa.vn) - Nói về giấc mộng Vàng SEA Games cứ mãi không thành của BĐVN cựu cầu thủ của thế hệ Vàng từng là trợ lý HLV đội tuyển quốc gia Nguyễn Đức Thắng thẳng thắn nhận định: chúng ta chưa bao giờ có bản lĩnh, tầm vóc của nhà vô địch.
Xin chào HLV Nguyễn Đức Thắng, từng là một cầu thủ của thế thệ được gọi là “Thế hệ Vàng” nhưng chưa bao giờ có HCV, lên đến đỉnh cao tại khu vực Đông Nam Á, những giải đấu nào khiến anh cảm thấy tiếc nuối vì đội tuyển Việt Nam đã gần chạm đến đỉnh cao nhưng lại không thể là người chiến thắng?
Tôi đá ở 2 kỳ SEA Games năm 1997 và năm 1999. Năm 1997, tôi là một cầu thủ trẻ, mới lên triệu tập ĐTQG, giai đoạn đó, Hồng Hơn, Huỳnh Đức, Công Minh, Đỗ Khải… rất nhiều cầu thủ khác nữa từng được gọi là “Thế hệ Vàng” đang ở vào giai đoạn đỉnh cao nhất của phong độ. SEA Games năm 1997, chúng ta thua ở bán kết.
SEA Games năm 1999, dưới sự dẫn dắt của HLV Alfred Rield, đội tuyển Việt Nam có phong độ rất cao, tất cả cùng rất kỳ vọng. Chúng tôi đã chơi rất tốt ở vòng đấu bảng, ở bán kết, nhưng thời điểm đó, Thái Lan quá mạnh và họ thắng chúng ta 2-0 ở trận chung kết.
Bên cạnh 2 kỳ SEA Games là 2 giải vô địch Đông Nam Á, khi đó mang tên là Tiger Cup. Tiger Cup năm 1998, đội tuyển Việt Nam chơi trên sân nhà, chúng ta có quá nhiều điều kiện thuận lợi để lên ngôi, Thái Lan, Indonesia đều bất ngờ suy yếu. Hồng Sơn đã chơi một giải đấu xuất sắc. Nhưng rồi, ở trận chung kết, đội tuyển Việt Nam lại thua sát nút 0-1 trước Singapore, trong một trận cầu trong mưa lạnh. Tôi và các đồng đội đã thực sự cảm thấy tiếc nuối và rất thất vọng ở giải đấu đó, đặc biệt là sau trận chung kết.
Rồi năm 2000, người hâm mộ lại kỳ vọng rất nhiều. đội tuyển Việt Nam đã có sự chuẩn bị rất tốt, tập huấn ở châu Âu, qua Pháp, rồi Đức, rồi các giải giao hữu ở TP.HCM. Chúng tôi xác định, Tiger Cup 2010 sẽ là giải đấu cuối cùng của lứa cầu thủ chúng tôi, lứa cầu thủ “Thế hệ Vàng”, nếu không vô địch được thì sẽ chẳng bao giờ còn cơ hội. Kỳ Tiger Cup cuối cùng và chúng tôi đã thua trước Indonesia ở hiệp phụ.
Kỳ vọng quá sẽ gây áp lực cho các cầu thủ U19 Việt Nam
Rốt cuộc, một cái kết buồn cho cả một thế hệ cầu thủ thế hệ Vàng nhưng không một lần lên được đỉnh cao nhất Đông Nam Á. Cho đến giờ, chúng tôi vẫn còn day dứt và tiếc nuối.
Cả một giai đoạn bóng đá khi đó khác, chưa phải thời mà tiền bạc quá nặng nề còn tình cảm của người hâm mộ dành cho đội tuyển quốc gia thì vô cùng lớn, khó nói hết được. Một thế hệ cầu thủ, đã sống, chơi bóng và cháy hết mình, khao khát, nhiệt huyết biết bao nhiêu nhưng rồi, giấc mộng cũng chưa thành.
Theo ông, tại sao sau bao nhiêu năm, từ những năm 1990 của thế hệ Vàng, cho đến mãi về sau này SEA Games vẫn cứ chỉ là giấc mộng chưa thành?
Khi còn là cầu thủ, tôi chưa nhận thức hết được, chỉ thấy rằng tại sao các cầu thủ đều đã cố gắng, nỗ lực rồi mà không được, hay là tại số, tại vận đen đủi, như người ta vẫn nói. Tôi nghĩ không phải vậy, đừng đổi cho thời vận, cho đen đủi, là do con người cả thôi. Khi làm công tác huấn luyện, đảm nhận vai trò trợ lý HLV trưởng cho HLV Calisto, ngồi trong khu kỹ thuật, tôi mới chiêm nghiệm và nhận ra lý do thực sự cho việc chúng ta cứ mãi phải mơ Vàng ở SEA Games.
Nếu như khi là cầu thủ, Tiger Cup 1998 là giải đấu tôi thấy đáng tiếc nhất thì lúc là HLV, tôi càng thấy tiếc hơn khi SEA Games năm 2009 ở Lào, chúng ta không thể lấy Vàng, khi cảm giác là sắp sờ vào cái tấm HCV đến nơi rồi, mọi thứ ở trong tầm tay cả rồi.
Nhìn lại thế hệ của tôi, rồi thế hệ sau của Minh Phương, Như Thành, Quang Thanh, những người đã vô địch AFF Cup năm 2008, rồi thế hệ cầu thủ về sau, tôi nhận ra rằng chúng ta chưa bao giờ có bản lĩnh, tâm thế của nhà vô địch, ở sân chơi SEA Games.
Điểm yếu nhất của chúng ta và nguyên nhân chính khiến đội tuyển Việt Nam chỉ bước đến được ngưỡng cửa của giấc mộng Vàng rồi phải dừng lại là do tâm lý, bản lĩnh kém. Nhà vô địch phải là những người lạnh lùng, tỉnh táo nhất, ở trận đấu quan trọng nhất là trận chung kết. Chúng ta cứ chơi hay ở vòng bảng, chẳng kém ai ở vòng bảng, ở bán kết, nhưng cứ đến những trận chung kết của SEA Games là do tâm lý yếu hơn, đội tuyển Việt Nam không lạnh lùng, bản lĩnh được như họ.
Như ở SEA Games năm 2009 ở Lào, đội tuyển U23 Việt Nam thua đối thủ mà chúng ta từng thắng đậm ở vòng bảng là U23 Malaysia. Chúng ta có quá nhiều những kỳ vọng, quá nhiều những áp lực, nhưng lại cứ thiếu bản lĩnh của đội bóng lớn, thiếu tầm vóc của kẻ chinh phục rồi đôi khi cả sự ngộ nhận, một chút chủ quan vì thường là luôn chơi tốt ở vòng bảng.
Vậy đó, nên suốt bao nhiêu năm dài, cơ hội để có HCV SEA Games là rất nhiều nhưng chưa một lần chúng ta thành công. Sau rất nhiều những lần thất bại, sau khi đội tuyển U23 Việt Nam bị loại ngay từ vòng đấu bảng của SEA Games 2013 vừa diễn ra thì rất nhiều người kỳ vọng vào đội tuyển U19 hiện nay. Theo ông thì từ đội tuyển U19 này, liệu chúng ta có thể giành HCV SEA Games hay không?
Đừng đặt sự thành bại của cả nền bóng đá vào “các cháu nhỏ” hiện nay như thế, đó là một sự kì vọng quá lớn và thẳng thắn là một sự ngộ nhận quá lớn. Cứ đặt kỳ vọng quá lớn, tạo ra sức ép quá lớn với các em thì sẽ phản tác dụng. Vấn đề là làm sao phát triển cả nền bóng đá, điều này đã nhiều người nói đến rồi, nhưng vẫn cần phải nhắc lại. Khi nào nền bóng đá của chúng ta đuổi kịp, sánh ngang với các nền bóng đá hàng đầu khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia thì hãy mơ mộng. Hiện tại chúng ta bị tụt lại, đi sau họ, và không đuổi kịp thì làm sao chúng ta liên tục cạnh tranh sòng phẳng được tiếp, và mong “cái ngọn” của chúng ta cao hơn “cái ngọn” của họ được.
Muốn trình độ chung của cả nền bóng đá của chúng ta bằng họ thì phải tiếp tục nâng cao chất lượng giải VĐQG, rồi đặc biệt chú trọng công tác đào tạo trẻ.
Nhưng biết đâu lứa cầu thủ U19 với nòng cốt các cầu thủ của Học viện HA.GL Arsenal JMG lại “ăn Vàng” ở SEA Games 28?
Cũng có thể, tôi cũng mong điều đó. Nhưng lại phải đặt lại câu hỏi: nếu chỉ đặt hy vọng vào mười mấy cầu thủ trẻ thì biết đâu lại phải thất vọng, vì các đội tuyển khác trong khu vực cũng đâu thiếu cầu thủ trẻ giỏi, họ cũng có Học viện bóng đá của họ chứ. Rồi chẳng hạn lứa cầu thủ U19 của hiện tại những năm tới vô địch được thì sau đó không có một lứa tốt, thì chúng ta lại tiếp tục “nằm mơ” hay sao. Tôi là người trực tiếp làm đào tạo trẻ, tôi biết để có một lứa cầu thủ trẻ tiếp theo tốt ngay được rất khó, còn phụ thuộc vào đầu vào có tốt hay không nữa.
Cũng là người có nhiều kinh nghiệm đào tạo trẻ, một cách công tâm và khách quan, tôi cũng bày tỏ thẳng thắn mối lo ngại của mình mà tôi nhận thấy. HA.GL không phải cái nôi đào tạo được một đội bóng tốt, họ mới chỉ đào tạo được những cá nhân cầu thủ tốt. Để có một đội bóng tốt, phải đào tạo toàn diện, HA.GL có cách làm của riêng họ, rất tiên tiến, cho ra nhiều cầu thủ tốt, cá nhân toàn diện nhưng thời điểm hiện tại thì lại chưa có một đội bóng toàn diện. Họ đào tạo rất tốt những cầu thủ chơi tấn công, nhưng lại không đào tạo thủ môn, chưa chú trọng đào tạo cầu thủ đá ở hàng thủ, đá trung vệ tốt. Ở các giải đấu vừa qua, các cầu thủ đá phòng ngự của đội tuyển U19 QG phải lấy từ các trung tâm đào tạo trẻ khác như SLNA, HN T&T, Viettel.
Các cầu thủ trẻ của học viện bóng đá HA.GL là nòng cốt và đó là những nòng cốt rất tốt, chất lượng. Trước đây, cầu thủ Thể Công cũng từng đóng vai trò nòng cốt của đội tuyển quốc gia nhưng có nòng cốt tốt chưa đủ, chúng ta cần một đội bóng toàn diện, cần những lứa cầu thủ trẻ tốt liên tục, hết lứa này phải có lứa khác kế cận, có như thế, mới mong thành công lâu dài được.
“Giấc mộng Vàng” chỉ là một cách nói hình ảnh mà điều chủ yếu là tất cả chúng ta đều mong sự phát triển, lớn mạnh hơn của cả nền bóng đá Việt Nam. “Giấc mộng Vàng” là giấc mộng chung của cả nền bóng đá Việt Nam chứ đừng dồn hết vào các cầu thủ U19, chờ đợi họ thêm 1-2 năm nữa rồi tạo áp lực cho các em là: “đấy, vô địch SEA Games đi”, như thế là sai lầm.
Ngày 11/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận được thông tin về kết quả chính thức của đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Vật lý Châu Á (APhO) năm 2025 tổ chức tại Saudi Arabia (Ả rập Xê út).
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 221/TB-VPCP ngày 9/5/2025 Kết luận của Thường trực Chính phủ tại buổi làm việc về xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế tư nhân.
Ngày 11/5/2025, Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất cuộc đàm phán trực tiếp với Ukraine nhằm chấm dứt hơn 3 năm xung đột sẽ diễn ra vào ngày 15/5 tới tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.
Đại diện cuối cùng của Việt Nam ở UK Open Championship 2025 là Phạm Phương Nam đã tạm biệt giải đấu sau khi thua Aloysius Yapp ở tứ kết. Dù vậy, đây vẫn là giải đấu đáng nhớ với tay cơ này.
Ngày 10/5/2025, toàn bộ các trụ sở của Liên minh châu Âu (EU) ở thủ đô Brussels của Bỉ như Nghị viện châu Âu, Ủy ban châu Âu, Hội đồng châu Âu đều mở cửa miễn phí cho du khách tới tham quan.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cảnh báo, trong vài giờ tới, có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất trên sườn dốc, suối nhỏ tại Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang, Đức Thọ, Thị xã Kỳ Anh của Hà Tĩnh.
Tin nóng thể thao: Đội tuyển bóng chuyền Việt Nam đã xác định được đối thủ ở giải Châu Á. Các cầu thủ đang tập luyện, làm quen sân đấu, sẵn sàng cho trận ra quân vào ngày 12/5.
Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Phu nhân và đoàn cấp cao Việt Nam sẽ đến Belarus trong chặng dừng chân cuối cùng của chuyến thăm cấp nhà nước và cấp chính thức đến 4 nước Kazakhstan, Azerbaijan, Liên bang Nga và Belarus.
HLV trưởng đội tuyển futsal nữ Iran Foruzan Soleimani tự tin các học trò sẽ càng chơi càng hay tại vòng chung kết futsal nữ châu Á 2025. Nữ HLV 55 tuổi kỳ vọng Iran sẽ lần thứ 3 vô địch châu Á tại Trung Quốc lần này.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 61/CĐ-TTg ngày 10/5/2025 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, bảo đảm biên chế giáo viên mầm non, phổ thông và nghỉ hè cho trẻ em, học sinh năm 2025.
Xem VTV5 VTV6 trực tiếp bóng đá hôm nay ngày 11/5/2025. Thethaovanhoa.vn cập nhật link trực tiếp bóng đá Việt Nam, futsal châu Á, bóng đá Anh, Tây Ban Nha, La Liga...