Phát triển làng nghề truyền thống bền vững gắn với du lịch

25/01/2025 16:48 | Du lịch
Tường Vi/TTXVN

Thành phố Huế còn gìn giữ nhiều nghề, làng nghề truyền thống với những sản phẩm mang giá trị văn hóa đặc sắc. Để phát triển bền vững, thành phố chú trọng bảo tồn nghề, làng nghề gắn với các hoạt động du lịch, góp phần lan tỏa, mở rộng thị trường cho sản phẩm thủ công truyền thống và hình thành nhiều điểm đến hấp dẫn du khách.

Tiềm năng phong phú

Làng nghề truyền thống hoa giấy Thanh Tiên (phường Dương Nỗ, quận Thuận Hóa) là một điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Trong không gian làng quê yên bình, du khách được tham quan, tìm hiểu về làng nghề có truyền thống hơn 300 năm là những trải nghiệm khó quên.

Chị Clémence Naure, du khách đến từ Pháp chia sẻ, những sản phẩm hoa giấy thủ công nơi đây rất độc đáo và đẹp mắt. Đặc biệt, chị đã có những trải nghiệm thú vị khi được tự tay thực hiện các công đoạn làm hoa giấy dưới sự hướng dẫn nhiệt tình và thân thiện của người dân.

Phát triển làng nghề truyền thống bền vững gắn với du lịch - Ảnh 1.

Hoa giấy Thanh Tiên phong phú về màu sắc, hình thức đẹp và đều được làm thủ công. Ảnh: Tường Vi/TTXVN

Ông Nguyễn Hóa, người dân phường Dương Nỗ chia sẻ, những năm gần đây, nhiều đoàn khách trong nước, quốc tế đã đến tham quan, trải nghiệm nghề truyền thống. Trong đó, hàng chục đoàn học sinh ở các trường học trên địa bàn và địa phương lân cận đến tham quan, hoạt động ngoại khóa. Nhờ vậy, người dân đã có việc làm quanh năm trong khi trước đây chỉ sản xuất vào mỗi vụ Tết, góp phần nâng cao thu nhập để người dân tiếp tục gắn bó và hồi sinh làng nghề đã có lúc đối diện nguy cơ mai một.

Chủ tịch UBND phường Dương Nỗ Nguyễn Văn Trai cho biết, phường có nhiều nghề, làng nghề truyền thống như hoa giấy Thanh Tiên, tranh dân gian làng Sình, hoa tre Tiên Nộn… Bảo tồn và phát huy các giá trị làng nghề, ngoài việc quảng bá, giới thiệu các làng nghề, địa phương đã tuyên truyền người dân mở các cơ sở nghề gắn với phát triển du lịch cộng đồng; tranh thủ mọi nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng để phục vụ cho khách tham quan du lịch về trải nghiệm. Đồng thời tổ chức các lớp truyền nghề, vận động người dân không ngừng cải tiến mẫu mã, tạo các sản phẩm lưu niệm để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Huế là địa phương có số nghề, làng nghề cao nhất trong cả nước, với 86 làng nghề, 57 nghề truyền thống hoạt động riêng lẻ. Đến nay, UBND thành phố Huế đã công nhận 37 nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống; có 41 người được công nhận là nghệ nhân. Đây là những di sản văn hóa, tiềm năng quý giá để thành phố Huế phát triển du lịch làng nghề.

Huế đã ban hành nhiều cơ chế chính sách đặc thù, đồng thời xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn dựa trên đặc trưng của làng nghề Huế. Đến nay, toàn thành phố có 27 làng nghề đã hình thành các tour tuyến kết hợp hoặc riêng lẻ phục vụ khách du lịch đến trải nghiệm làng nghề. Hằng năm, Huế đón khoảng hơn 450.000 lượt khách đến với loại hình du lịch cộng đồng; doanh thu, thu nhập từ dịch vụ và du lịch nông thôn ước đạt 85 tỷ đồng/năm; thu hút được nhiều lao động của vùng nông thôn tham gia vào dịch vụ du lịch tại cộng đồng.

Đặc biệt, nhằm tôn vinh, quảng bá tinh hoa nghề truyền thống, thành phố Huế đã tổ chức 9 kỳ Festival nghề truyền thống, góp phần hồi sinh, phát triển nhiều nghề và làng nghề truyền thống, khơi dậy niềm đam mê sáng tạo của các thế hệ nghệ nhân. Nhiều nghề và làng nghề truyền thống được hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị, tăng năng lực sản xuất, xúc tiến thương mại, hình thành điểm đến thu hút các chương trình du lịch như: Làng nghề mây tre đan Bao la, mộc mỹ nghệ Mỹ Xuyên, An Bình, hoa giấy Thanh Tiên, đúc đồng Phường Đúc, gốm Phước Tích,...

Một số địa phương đã đầu tư cải thiện cảnh quan, môi trường; hỗ trợ hoạt động sản xuất nghề, đào tạo nghề và kết nối các sự kiện văn hóa du lịch tại các nghề, làng nghề truyền thống như: Lễ hội Chợ quê ngày hội - Cầu ngói Thanh Toàn; Lễ hội Hương xưa làng cổ gắn làng nghề gốm Phước Tích và mộc Mỹ Xuyên; Lễ hội Sóng nước Tam Giang; Ngày hội vùng cao A Lưới tái hiện nghi lễ cúng dâng Zèng của dân tộc Tà Ôi,….

Phát triển làng nghề truyền thống bền vững gắn với du lịch - Ảnh 2.

Festival làng nghề Huế góp phần hồi sinh làng nghề. Ảnh tư liệu: Tường Vi/TTXVN

Phát triển du lịch làng nghề bền vững

Những năm gần đây, Huế quan tâm, chú trọng định hướng gắn phát triển làng nghề với các hoạt động du lịch. Các làng nghề cũng chủ động thích ứng linh hoạt với bối cảnh mới, tận dụng có hiệu quả sự hỗ trợ từ chủ trương, chính sách của thành phố để phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc khai thác tiềm năng, lợi thế trong việc phát triển du lịch gắn với làng nghề và kết nối tour tuyến, đưa du khách về các làng nghề còn nhiều hạn chế. Trong đó, việc phát triển du lịch làng nghề còn mang tính tự phát; số làng nghề được chọn làm điểm du lịch còn ít; việc đầu tư về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, khả năng tổ chức, quản lý, vốn kiến thức thị trường và kỹ năng marketing, truyền thông ở địa phương còn thiếu; chưa tận dụng tốt khả năng gắn kết với du lịch và các đơn vị lữ hành. Bên cạnh đó, các sản phẩm phục vụ du lịch còn ít và đơn điệu; nhận thức về cách làm du lịch của người dân tại các làng nghề vẫn còn nhiều hạn chế,...

Lãnh đạo Sở Du lịch thành phố Huế cho biết, để tiếp tục khai thác phát triển nghề, làng nghề gắn với các hoạt động du lịch theo hướng bền vững, thời gian tới, thành phố sẽ tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy hoạch chi tiết và xây dựng một số mô hình điểm về nghề, làng nghề truyền thống gắn với du lịch; tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng nghiệp vụ du lịch cho người dân tại các làng nghề. Ngoài ra, Huế đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng làng nghề; phát triển sản phẩm quà tặng lưu niệm… gắn với phát triển du lịch, đảm bảo chất lượng, tiện nghi đáp ứng nhu cầu của du khách.

Tháng 10/2024, Huế đã phê duyệt Đề án "Định hướng Phát triển du lịch nghề và làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế giai đoạn 2022-2030", tạo tiền đề quan trọng để xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch làng nghề để đa dạng sản phẩm du lịch, góp phần tạo bước đột phá, hướng đến xây dựng du lịch dần trở là ngành kinh tế mũi nhọn. Đề án tập trung đầu tư hạ tầng phát triển các điểm du lịch; hỗ trợ xây dựng phát triển sản phẩm, hỗ trợ tập huấn, đào tạo 4; hỗ trợ xúc tiến quảng bá; quản lý, nâng cao chất lượng hoạt động du lịch tại các làng nghề.

Phát triển bền vững du lịch làng nghề truyền thống góp phần gìn giữ văn hóa, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, phát triển kinh tế và tạo việc làm cho lao động địa phương. Huế chú trọng đẩy mạnh xúc tiến quảng bá, nâng cao thương hiệu, chuyển đổi số ở làng nghề; trưng bày, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường qua các hội chợ thương mại, triển lãm, kênh thương mại điện tử. Đồng thời hình thành cơ chế chính sách, phân bổ hợp lý các nguồn vốn cho xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường các làng nghề.

Huế cũng khuyến khích doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại các làng nghề sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ để xây dựng thương hiệu, định vị sản phẩm làng nghề; phát triển mạng lưới liên kết làng nghề để hỗ trợ sản xuất, quảng bá sản phẩm và phát triển du lịch. Các làng nghề đẩy mạnh chương trình mỗi xã một sản phẩm kết hợp với hoạt động du lịch nhằm tạo sản phẩm đặc trưng, chất lượng.

Tags:

Tin cùng chuyên mục

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2025 sẽ diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2025 sẽ diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản gửi Sở Du lịch Hà Nội về việc tổ chức Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2025.

18 điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng được đầu tư xây dựng ở Lào Cai

18 điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng được đầu tư xây dựng ở Lào Cai

UBND tỉnh Lào Cai đã phê duyệt Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Ban Quản lý rừng phòng hộ thị xã Sa Pa, Ban Quản lý rừng phòng hộ thành phố Lào Cai, Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn giai đoạn 2022 - 2030, trong đó có 18 điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng được quy hoạch trên diện tích gần 49.000ha tại các địa phương, tổng vốn đầu tư trên 2.843 tỷ đồng.

Chương trình xúc tiến du lịch Việt Nam - Italy

Chương trình xúc tiến du lịch Việt Nam - Italy

Tại thành phố Milan, miền Bắc Italy, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam phối hợp với Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), Quỹ xúc tiến du lịch, Sở Du lịch Hà Nội và Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (SaigonTourist group) tổ chức Chương trình xúc tiến du lịch Việt Nam – Italy nhằm góp phần thúc đẩy hợp tác du lịch giữa 2 nước.

Thăm Công viên Chiến thắng lớn nhất nước Nga

Thăm Công viên Chiến thắng lớn nhất nước Nga

Rộng 135 ha, Công viên Chiến thắng là một trong những khu tưởng niệm lớn nhất ở Nga, được xây dựng để kỷ niệm Chiến thắng của Liên Xô trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.

Hình ảnh rực rỡ và linh thiêng Hội Gióng đền Phù Đổng 2025

Hình ảnh rực rỡ và linh thiêng Hội Gióng đền Phù Đổng 2025

Lễ hội Gióng tái hiện 2 trận của Thánh Gióng và đặc biệt là lễ rước thu hút hàng nghìn người dân và du khách tham dự.

10 khách sạn Việt Nam lọt vào danh sách tốt nhất thế giới

10 khách sạn Việt Nam lọt vào danh sách tốt nhất thế giới

Tạp chí Travel + Leisure vừa công bố danh sách 500 khách sạn tốt nhất thế giới năm 2025. Danh sách có 10 điểm lưu trú tại Việt Nam, đều là các khách sạn có vị trí đẹp, phát triển du lịch bền vững, gắn với thiên nhiên.

Bảo tồn văn hóa người S’tiêng gắn liền với địa danh sóc Bom Bo huyền thoại

Bảo tồn văn hóa người S’tiêng gắn liền với địa danh sóc Bom Bo huyền thoại

Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc S’tiêng, tỉnh Bình Phước đã xây dựng Khu Bảo tồn Văn hóa dân tộc S'tiêng sóc Bom Bo thuộc xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, gắn liền với địa danh sóc Bom Bo huyền thoại.

Đại lễ Vesak 2025: Giới thiệu du lịch tâm linh Việt đến du khách

Đại lễ Vesak 2025: Giới thiệu du lịch tâm linh Việt đến du khách

Hòa chung không khí thiêng liêng của mùa Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 (Đại lễ Vesak 2025), diễn ra từ ngày 6 đến 8/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều doanh nghiệp du lịch - lữ hành trên địa bàn Thành phố ra mắt chuỗi hành trình tâm linh đặc biệt dành cho du khách trong và ngoài nước.

Tin mới nhất

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2025 sẽ diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2025 sẽ diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản gửi Sở Du lịch Hà Nội về việc tổ chức Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2025.

18 điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng được đầu tư xây dựng ở Lào Cai

18 điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng được đầu tư xây dựng ở Lào Cai

UBND tỉnh Lào Cai đã phê duyệt Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Ban Quản lý rừng phòng hộ thị xã Sa Pa, Ban Quản lý rừng phòng hộ thành phố Lào Cai, Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn giai đoạn 2022 - 2030, trong đó có 18 điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng được quy hoạch trên diện tích gần 49.000ha tại các địa phương, tổng vốn đầu tư trên 2.843 tỷ đồng.

Chương trình xúc tiến du lịch Việt Nam - Italy

Chương trình xúc tiến du lịch Việt Nam - Italy

Tại thành phố Milan, miền Bắc Italy, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam phối hợp với Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), Quỹ xúc tiến du lịch, Sở Du lịch Hà Nội và Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (SaigonTourist group) tổ chức Chương trình xúc tiến du lịch Việt Nam – Italy nhằm góp phần thúc đẩy hợp tác du lịch giữa 2 nước.

Thăm Công viên Chiến thắng lớn nhất nước Nga

Thăm Công viên Chiến thắng lớn nhất nước Nga

Rộng 135 ha, Công viên Chiến thắng là một trong những khu tưởng niệm lớn nhất ở Nga, được xây dựng để kỷ niệm Chiến thắng của Liên Xô trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.

Hình ảnh rực rỡ và linh thiêng Hội Gióng đền Phù Đổng 2025

Hình ảnh rực rỡ và linh thiêng Hội Gióng đền Phù Đổng 2025

Lễ hội Gióng tái hiện 2 trận của Thánh Gióng và đặc biệt là lễ rước thu hút hàng nghìn người dân và du khách tham dự.

10 khách sạn Việt Nam lọt vào danh sách tốt nhất thế giới

10 khách sạn Việt Nam lọt vào danh sách tốt nhất thế giới

Tạp chí Travel + Leisure vừa công bố danh sách 500 khách sạn tốt nhất thế giới năm 2025. Danh sách có 10 điểm lưu trú tại Việt Nam, đều là các khách sạn có vị trí đẹp, phát triển du lịch bền vững, gắn với thiên nhiên.

Bảo tồn văn hóa người S’tiêng gắn liền với địa danh sóc Bom Bo huyền thoại

Bảo tồn văn hóa người S’tiêng gắn liền với địa danh sóc Bom Bo huyền thoại

Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc S’tiêng, tỉnh Bình Phước đã xây dựng Khu Bảo tồn Văn hóa dân tộc S'tiêng sóc Bom Bo thuộc xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, gắn liền với địa danh sóc Bom Bo huyền thoại.

Đại lễ Vesak 2025: Giới thiệu du lịch tâm linh Việt đến du khách

Đại lễ Vesak 2025: Giới thiệu du lịch tâm linh Việt đến du khách

Hòa chung không khí thiêng liêng của mùa Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 (Đại lễ Vesak 2025), diễn ra từ ngày 6 đến 8/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều doanh nghiệp du lịch - lữ hành trên địa bàn Thành phố ra mắt chuỗi hành trình tâm linh đặc biệt dành cho du khách trong và ngoài nước.

Vẻ đẹp hoang sơ và hùng vĩ của thác Tà Puồng, Quảng Trị

Vẻ đẹp hoang sơ và hùng vĩ của thác Tà Puồng, Quảng Trị

Được thiên nhiên ban tặng vẻ đẹp hoang sơ và hùng vĩ, thác Tà Puồng (hay còn gọi là Trăng Tà Puồng) ở xã miền núi Hướng Việt, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị có 2 thác nước lớn cao trên 35m, dưới chân thác là hồ nước sâu, trong xanh mát lạnh.

"Gen Z" định hình xu hướng du lịch dịp nghỉ lễ tại Trung Quốc

"Gen Z" định hình xu hướng du lịch dịp nghỉ lễ tại Trung Quốc

Những người trẻ thuộc thế hệ "Gen Z" đang làm thay đổi các xu hướng du lịch dịp nghỉ lễ tại Trung Quốc, với xu hướng kết hợp trải nghiệm cảm xúc, giải trí và chia sẻ xã hội.