(Thethaovanhoa.vn) - Nổi tiếng trong những trận đánh, là người “một trái tim - ba lò lửa”, can trường, quả cảm cả trên chiến trường lẫn nghị trường; là vị tướng tài ba, thao lược khét tiếng nơi chiến trận khiến quân thù khiếp đảm và cả kính phục, ông cũng là một đại biểu Quốc hội thẳng thắn, sẵn sang tranh luận nảy lửa trong các kỳ chất vấn.
Vậy mà Trung tướng Nguyễn Quốc Thước luôn tự nhận mình chỉ là anh “tiểu đội phó” đối với người “nâng khăn sửa túi” cho mình - người làm vợ đã sống, đã yêu và hy sinh tất cả cho sự nghiệp của chồng. Dường như có bao nhiêu sự mạnh mẽ, dũng cảm, ông đã dốc hết nơi chiến trận để khi về bên vợ con, gia đình, ông là người chồng, người cha nhất mực hiền lành, ân nghĩa. Suốt hơn 10 năm qua, chăm vợ ốm đau, bệnh tật, câu chuyện và những việc làm của vị tướng tuổi Bính Dần đã khiến thế hệ trẻ hôm nay rung động tận đáy lòng…
Mất mát thời khói lửa chiến tranh
Lấy vợ chẳng được bao lâu rồi đi chiến đấu biền biệt, chẳng biết mặt hai đứa con xấu số chưa một lần được gọi tên “cha”... ông bùi ngùi nhắc đến những chuyện buồn rơi nước mắt của gia đình và nỗi xót thương người vợ tần tảo, bất hạnh: "Đi chiến đấu, "mọi việc phó thác cho bu mày” rồi lao vào cuộc sinh tử chẳng biết ra đi lúc nào. Vợ tôi chẳng được may mắn, sinh con đầu lòng chưa đầy 10 ngày thì con chết, cố đứa nữa thì bị sẩy thai. Đứa con dứt ruột đẻ ra, như giọt máu trong cơ thể… làm vợ tôi suy sụp...”.
Rồi trời không phụ lòng người, vợ chồng ông cũng sinh được một cô con gái, một cậu con trai, nhưng tướng Nguyễn Quốc Thước cũng chẳng có điều kiện để chăm hai đứa con của mình. Vị tướng bất giác đưa bàn tay lên tính: Có thời kỳ hơn 30 năm mà mình chỉ ghé qua nhà được có đúng 4 lần, khổ nhất là đoạn còn bị báo tử nhầm…
Ông rót tiếp một tuần trà nữa mời khách rồi lại thủ thỉ: “Sau trận đánh ác liệt năm 1972 ở Kon Tum, Trung đoàn tôi thương vong gần một nửa nên có người ra Nghệ An nói với vợ tôi: “Ông Thước chết rồi, đi lấy chồng khác đi”. Rồi có người thông tin khác: “Ông Thước lấy vợ khác rồi, chờ đợi làm gì, tìm bến đỗ mới để mà nuôi lấy hai đứa con của ông ấy”. Thế nhưng, vợ tôi vẫn thủy chung chờ đợi tôi, nuôi mẹ và hai con khỏe mạnh, khôn lớn. Cái nghĩa vợ chồng nặng tựa núi non, tôi càng hiểu hơn nghị lực và tình yêu của bà ấy”.
Nếp nhăn xô lại, ông hồi tưởng về cái thời xa biệt trong máu lửa chiến tranh với một niềm day dứt khôn nguôi.
"Với vợ, tôi chỉ là anh tiểu đội phó"
Bao năm nay ông vẫn tự trách mình chưa trọn nghĩa vợ chồng. Trò chuyện với chúng tôi, thỉnh thoảng ông không giữ được cảm xúc, lúc ngắt quãng, lúc nghẹn ngào không sao cất thành lời: “Bà ấy bị gãy cột sống, phẫu thuật 2 lần lại bị tai biến nên bây giờ chỉ có thể ngồi một chỗ, trên xe lăn. Cả một đời bà ấy vất vả vì chồng, vì con... Bà ấy cực khổ lắm, có chồng mà như không, suốt bao năm chiến tranh gắng gượng, đến ngày thắng lợi thì lại vướng vào tai ương này"…
Rót nước mời khách nhưng cảm xúc làm tay ông run run, nước bị trào ra ngoài. Tôi biết ông đang xúc động… "Tính ông nóng nảy thế, khi về nhà có bao giờ ông là “ông tướng” không?" - tôi hỏi. "Không! Với vợ, tôi chỉ là anh tiểu đội phó" - ông cười hiền lành.
Tuổi tác và những nỗi âu lo như hằn trên gương mặt đã sạm màu thời gian. “Anh Tiểu đội phó” dẫn chúng tôi vào buồng và giới thiệu với bà xã: “Bà ơi, các cô, cậu phóng viên, nhà báo đến thăm bà đấy”. Người đàn bà không thể nói được nữa nhưng sự xúc động làm giọt nước mắt trào ra. Bà cầm chặt lấy tay tôi, cái nắm tay ấm áp của “tướng bà” khiến tôi cảm động. Tôi hiểu nỗi đau mà bà đang mang trong lòng, cũng hiểu niềm hạnh phúc của bà trước người chồng ân nghĩa. Lau vội những giọt nước mắt cho vợ, tướng Thước an ủi: “Kìa bà, sao cứ khóc cho mệt. Bà làm thế các anh, chị lại tưởng vợ chồng mình giận nhau đấy”.
Từ chức về chăm vợ ốm
Hơn 40 năm trong chiến tranh, người phụ nữ trọn nghĩa vẹn tình ấy đã trải qua nhiều sóng gió mà vẫn kiên cường, bất khuất, để trở thành hậu phương vững chắc cho chồng chiến đấu. Nhưng có lẽ, những tháng năm không bình yên ấy đã khiến bà sau những tai nạn bất ngờ, không còn đủ sức để đứng dậy. Bà bị ngã, đúng vào lúc Quốc hội khóa X đang họp. Khi đó, ông là đại biểu Quốc hội "khét tiếng" chiến đấu ác liệt với tệ quan liêu, tiêu cực và nạn tham nhũng của một số cán bộ.
Thế mà ít ai hay, ngày thì đi họp với những ý kiến nảy lửa… chiều về lòng ông cũng nóng như lửa đốt bởi những lo lắng trước giờ phẫu thuật của vợ, sống chết trong gang tấc. Ca mổ thành công nhưng vợ ông lại mất khả năng hoạt động, phải có người chăm sóc hàng ngày. Cứ thế ông chẳng lúc nào ngơi nghỉ… và quyết định xin từ chức Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh để dành trọn thời gian chăm sóc vợ. Thấy vậy, một cán bộ bệnh viện ngạc nhiên: “Từ trước đến nay các vợ tướng đến chăm sóc tướng thì nhiều nhưng thấy tướng đến chăm sóc vợ tướng như thế này thì quá hiếm”. Tướng Thước chỉ hóa giải lời thắc mắc, đầy sự ngưỡng mộ ấy bằng một nụ cười: Hậu phương vì tiền tuyến, nay tiền tuyến đáp lễ với hậu phương đó mới là phải đạo”.
Hàng ngày ông nắn chân tay, tập phục hồi chức năng, vệ sinh cá nhân cho vợ... Tất cả những việc mà một vị tướng ngoài mặt trận chưa bao giờ biết đến. Hai lần bị tai biến, bệnh bà càng nặng, lúc nói được, lúc không, tinh thần hoảng loạn… ông vẫn không quản ngại khó khăn để giúp vợ. “Đôi khi tôi cũng tự ái khi bà ấy mắng mỏ; nhưng nghĩ lại, bà ấy lúc đó có bình thường đâu mà giận… thương nhiều hơn, đâu dám trách móc. Mình đi bao nhiêu năm biền biệt, giờ bù đắp thế đã thấm vào đâu so với sự hy sinh của vợ”- ông nói.
Người ta quen nhìn ông như một vị tướng “thét ra lửa” nơi trận mạc cùng những lời chất vấn nảy lửa trên nghị trường. Cái gọi là tình yêu trong cuộc sống “đời thường” của vị tướng về hưu này quả là một chuyện kỳ lạ, hiếm có và cảm động. Tình yêu, sự hy sinh của vợ đã giúp vị Trung tướng chiến đấu hết mình vì Tổ quốc. Và hôm nay, tình yêu của Trung tướng, sự bù đắp của ông là nguồn động lực để “tướng bà” vượt qua bệnh tật. Cầm cuốn sách ông viết với tựa đề “nỗi gian truân và sự bù đắp” để tặng vợ, chúng tôi cứ bị ám ảnh mãi hình ảnh một vị tướng ở cái tuổi trên “bát thập cổ lai hy” đang nhẹ nhàng lau những giọt nước mắt lăn trên đôi má nhăn nheo của vợ.
Theo Chi nhánh Vận tải Đường sắt Hải Phòng, mỗi chuyến tàu đến ga Hải Phòng trong sáng 30/4 đều có trên 1.000 hành khách. Tính đến 9 giờ sáng cùng ngày, đã có 8.152 tấm vé bán cho hành khách đi và đến Hải Phòng trong ngày đầu nghỉ lễ.
Nhiều tờ báo lớn tại Mexico ngày 29/4 (theo giờ địa phương, tức ngày 30/4 theo giờ Việt Nam) đã đồng loạt đăng tải thông tin đậm nét về thắng lợi lịch sử của Việt Nam trong cuộc kháng chiến trường kỳ giành độc lập, thống nhất đất nước, cũng như hành trình vươn lên trở thành một trong những quốc gia đầy tiềm lực và vị thế trên trường quốc tế.
Cúp Truyền hình TP.HCM 2025 đã khép lại đầy cảm xúc vào trưa 30-4, đúng dịp lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, với màn nước rút kịch tính ở chặng cuối cùng.
Một trong những nhà văn được xem là hội viên đặc biệt của Hội Nhà văn TP.HCM là nhà văn Nguyễn Văn Tàu - tức đại tá tình báo Tư Cang, người anh hùng, nguyên cụm trưởng Cụm tình báo H63, chỉ huy trận Rạch Chiếc quyết tử thủ, để giữ cầu cho xe tăng của quân Giải phóng tiến về Sài Gòn trong đại thắng mùa Xuân 1975.
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tôi chợt nhớ tới hai ca khúc rất nổi tiếng có tựa đề khá gần nhau của hai nhạc sĩ lớn: đó là nhạc sĩ Hoàng Vân và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Cùng với cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh đang khẩn trương triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và các kết luận, Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng như của Quốc hội, Chính phủ trong sắp xếp tinh gọn bộ máy, tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp tỉnh, xã.
Ngày 29/4, tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết đặc biệt với nhân dân Việt Nam anh em.
Juliette Binoche, một trong những nữ diễn viên tài năng và được kính trọng nhất của điện ảnh thế giới, đã được vinh danh là Chủ tịch Ban Giám khảo Liên hoan phim Cannes 2025.
Hòa chung không khí kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, nghệ nhân Origami Việt Nam Nguyễn Xuân Tùng đã giới thiệu một mẫu gấp giấy mang hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng như một lời tri ân sâu sắc gửi đến lịch sử dân tộc.
Những ngày này, cả dân tộc Việt Nam đang sống trong không khí hào hùng kỷ niệm 50 năm ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 – 30/4/2025). Báo chí Đức đã có nhiều bài viết, bình luận về ý nghĩa của sự kiện lịch sử của Việt Nam.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng là một trong những thiên sử vàng chói lọi đã tạc vào lịch sử dân tộc như một biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là thắng lợi của bản lĩnh, trí tuệ con người Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.
Tại Triển lãm "50 Hành trình - Một Tương lai Xanh" do VinFast tổ chức, 50 chiếc xe máy điện độc bản là 50 câu chuyện từ quá khứ, hiện tại tới tương lai kể về hành trình xây dựng, gìn giữ và phát triển đất nước.
XSMN 30/4: Xổ số miền Nam ngày 30/4/2025 gồm các tỉnh Đồng Nai, Sóc Trăng và Cần Thơ. Theo dõi kết quả XSMN hôm nay thứ Tư ngày 30/4 trên Thethaovanhoa.vn.
Sáng 30/4/2025, tại Làng Văn hoá – Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây (Hà Nội) diễn ra Phiên chợ vùng cao với chủ đề “Điểm hẹn vùng cao”. Sự kiện tái hiện phiên chợ vùng cao đậm sắc màu văn hoá của dân tộc các tỉnh Lai Châu, Sơn La.