Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội: Đậm đà sắc màu cao nguyên giữa lòng Thủ đô

16/05/2025 22:17 | Du lịch
Tuyết Mai - TTXVN

Trong khuôn khổ “Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - Năm 2025”, tối 16/5, tại không gian phố đi bộ quanh Hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), UBND tỉnh Lâm Đồng đã khai mạc không gian trưng bày, giới thiệu văn hóa, du lịch, di sản kiến trúc quy hoạch; sản phẩm OCOP, nông nghiệp. 

“Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội – năm 2025” diễn ra trong ba ngày từ 16 đến 18/5, là dịp để giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế của Lâm Đồng đến với nhân dân Thủ đô và bạn bè quốc tế.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái cho biết, Lâm Đồng có thế mạnh về sản xuất, chế biến và kinh doanh các sản phẩm nông sản; với tổng diện tích gieo trồng ước đạt trên 367 ngàn ha, trong đó diện tích sản xuất ứng dụng công nghệ cao đạt trên 68 ngàn ha, đa dạng về sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước.

Đến nay, Lâm Đồng có 583 sản phẩm OCOP đã được chứng nhận, trong đó có 2 sản phẩm OCOP 5 sao; 87 sản phẩm 4 sao (7 sản phẩm hạng 4 sao đang nâng cấp lên hạng 5 sao), 494 sản phẩm 3 sao; 22 chứng nhận nhãn hiệu độc quyền, trong đó có nhãn hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” đại diện cho 4 sản phẩm gồm: rau, hoa, cà phê arabica và du lịch canh nông đã được khẳng định về tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm; qua đó từng bước được người tiêu dùng trong và ngoài nước tin tưởng lựa chọn. Tỉnh Lâm Đồng luôn xác định, thành phố Hà Nội là một thị trường lớn để định hướng hoạt động sản xuất, kinh doanh và phục vụ.

“Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - Năm 2025”: Đậm đà sắc màu cao nguyên giữa lòng Thủ đô - Ảnh 1.

Phối cảnh sự kiện. Nguồn: laodongthudo.vn

“Không gian trưng bày, giới thiệu văn hóa, du lịch, sản phẩm kiến trúc quy hoạch; sản phẩm OCOP, nông nghiệp với 12 không gian của 52 doanh nghiệp, hứa hẹn sẽ mang đến những trải nghiệm thú vị và khám phá bất ngờ về sự phong phú, đa dạng về văn hóa, du lịch cùng các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của Lâm Đồng”, ông Trần Hồng Thái thông tin.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, đây không chỉ là dịp để tỉnh Lâm Đồng giới thiệu, quảng bá sản phẩm mà còn mở ra cơ hội để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, đặc biệt tại Hà Nội, tìm hiểu, kết nối và mở rộng cơ hội đầu tư vào vùng đất giàu tiềm năng Lâm Đồng.

Với sự đầu tư công phu, sự kiện năm nay mang đến chuỗi hoạt động phong phú, đặc sắc, từ không gian trưng bày ven Hồ Gươm giúp du khách cảm nhận rõ sắc thái riêng biệt của Lâm Đồng, tới các sản phẩm OCOP, nông nghiệp công nghệ cao, các loại trà và cà phê đặc sản và những gian trưng bày văn hóa, du lịch, kiến trúc đặc trưng vùng cao nguyên. Kết hợp cùng là triển lãm quy hoạch tỉnh Lâm Đồng và thành phố Đà Lạt trong tương lai – một nội dung thu hút sự quan tâm của đông đảo nhà đầu tư và người dân Thủ đô. Điểm nhấn nổi bật của sự kiện là chương trình nghệ thuật được dàn dựng công phu với sự giao thoa giữa chất liệu văn hóa Tây Nguyên và nét tinh tế của nghệ thuật Hà Nội, đặc biệt trong đó có tiết mục ca ngợi Bác, thể hiện lòng biết ơn và niềm tự hào của người dân hai vùng đất đối với vị lãnh tụ kính yêu, hướng tới kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chị Nguyễn Thị Tuyết, quận Hoàng Mai chia sẻ: “Tôi từng đến Đà Lạt vài lần, nhưng không ngờ giữa Hà Nội lại có thể thấy được một không gian đậm chất cao nguyên như thế này. Từ âm nhạc, ẩm thực cho đến cách bày trí gian hàng đều rất tinh tế và cuốn hút”.

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tinh thần cởi mở và thông điệp kết nối lan tỏa, “Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội – Năm 2025” được kỳ vọng sẽ để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người dân Thủ đô, đồng thời mở ra những hướng phát triển mới cho văn hóa – du lịch và hợp tác đầu tư giữa Hà Nội và Lâm Đồng trong thời gian tới.

Tags:

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá

Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá

Trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội đã đón khoảng 15,56 triệu lượt khách du lịch, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tranh đá 7.000 năm tuổi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản Thế giới

Tranh đá 7.000 năm tuổi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản Thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Thế giới, vì những hình ảnh mô tả sống động về sinh vật biển và được cho là bức tranh miêu tả hoạt động săn cá voi lâu đời nhất thế giới.

Di sản Văn hóa Thế giới Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc

Di sản Văn hóa Thế giới Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Đây là Di sản thế giới thứ 9 ở Việt Nam được UNESCO công nhận và là Di sản thế giới liên tỉnh thứ 2 ở Việt Nam, cùng với Di sản thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà.

Công nghệ AI định hình kỷ nguyên mới của ngành du lịch xứ Kim Chi

Công nghệ AI định hình kỷ nguyên mới của ngành du lịch xứ Kim Chi

Ngành du lịch Hàn Quốc đang bước vào một kỷ nguyên mới với việc bổ nhiệm ông Choi Hwi Young - chuyên gia du lịch tư nhân đầu tiên - vào vị trí Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Du lịch đêm Hà Nội: Thỏi nam châm hút khách, định vị du lịch Thủ đô

Du lịch đêm Hà Nội: Thỏi nam châm hút khách, định vị du lịch Thủ đô

Thủ đô ngàn năm văn hiến không chỉ quyến rũ du khách bởi vẻ đẹp cổ kính vào ban ngày, mà còn đang bừng sáng một sức sống mới khi màn đêm buông xuống.

Thành phố Hồ Chí Minh: Làm mới sản phẩm du lịch truyền thống, đẩy mạnh liên kết địa phương

Thành phố Hồ Chí Minh: Làm mới sản phẩm du lịch truyền thống, đẩy mạnh liên kết địa phương

Song song với phát huy những giá trị hiện có, ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đang thúc đẩy đa dạng chương trình, làm mới sản phẩm truyền thống bằng cách gắn với nguồn tài nguyên mới sau hợp nhất các địa phương và cơ chế vận hành chính quyền 2 cấp.

Số hóa để quảng bá giá trị di tích lịch sử đến du khách

Số hóa để quảng bá giá trị di tích lịch sử đến du khách

Hải Phòng là địa phương có nhiều di tích lịch sử đặc biệt. Để giới thiệu giá trị đặc sắc của những di tích này đến với du khách, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố đã có thêm những hình thức quảng bá mới, trong đó có ứng dụng công nghệ số.

Khám phá thành phố Taxco - "thủ đô bạc" của Mexico

Khám phá thành phố Taxco - "thủ đô bạc" của Mexico

Giữa những dãy núi trùng điệp của bang Guerrero (Mexico), có một thành phố nhỏ nhưng đầy mê hoặc là Taxco. Với lối kiến trúc thuộc địa Tây Ban Nha, nghề thủ công bạc truyền thống và không khí yên bình, Taxco được ví như "thủ đô bạc" của Mexico.

Tin mới nhất

Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá

Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá

Trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội đã đón khoảng 15,56 triệu lượt khách du lịch, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tranh đá 7.000 năm tuổi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản Thế giới

Tranh đá 7.000 năm tuổi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản Thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Thế giới, vì những hình ảnh mô tả sống động về sinh vật biển và được cho là bức tranh miêu tả hoạt động săn cá voi lâu đời nhất thế giới.

Di sản Văn hóa Thế giới Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc

Di sản Văn hóa Thế giới Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Đây là Di sản thế giới thứ 9 ở Việt Nam được UNESCO công nhận và là Di sản thế giới liên tỉnh thứ 2 ở Việt Nam, cùng với Di sản thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà.

Công nghệ AI định hình kỷ nguyên mới của ngành du lịch xứ Kim Chi

Công nghệ AI định hình kỷ nguyên mới của ngành du lịch xứ Kim Chi

Ngành du lịch Hàn Quốc đang bước vào một kỷ nguyên mới với việc bổ nhiệm ông Choi Hwi Young - chuyên gia du lịch tư nhân đầu tiên - vào vị trí Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Du lịch đêm Hà Nội: Thỏi nam châm hút khách, định vị du lịch Thủ đô

Du lịch đêm Hà Nội: Thỏi nam châm hút khách, định vị du lịch Thủ đô

Thủ đô ngàn năm văn hiến không chỉ quyến rũ du khách bởi vẻ đẹp cổ kính vào ban ngày, mà còn đang bừng sáng một sức sống mới khi màn đêm buông xuống.

Thành phố Hồ Chí Minh: Làm mới sản phẩm du lịch truyền thống, đẩy mạnh liên kết địa phương

Thành phố Hồ Chí Minh: Làm mới sản phẩm du lịch truyền thống, đẩy mạnh liên kết địa phương

Song song với phát huy những giá trị hiện có, ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đang thúc đẩy đa dạng chương trình, làm mới sản phẩm truyền thống bằng cách gắn với nguồn tài nguyên mới sau hợp nhất các địa phương và cơ chế vận hành chính quyền 2 cấp.

Số hóa để quảng bá giá trị di tích lịch sử đến du khách

Số hóa để quảng bá giá trị di tích lịch sử đến du khách

Hải Phòng là địa phương có nhiều di tích lịch sử đặc biệt. Để giới thiệu giá trị đặc sắc của những di tích này đến với du khách, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố đã có thêm những hình thức quảng bá mới, trong đó có ứng dụng công nghệ số.

Khám phá thành phố Taxco - "thủ đô bạc" của Mexico

Khám phá thành phố Taxco - "thủ đô bạc" của Mexico

Giữa những dãy núi trùng điệp của bang Guerrero (Mexico), có một thành phố nhỏ nhưng đầy mê hoặc là Taxco. Với lối kiến trúc thuộc địa Tây Ban Nha, nghề thủ công bạc truyền thống và không khí yên bình, Taxco được ví như "thủ đô bạc" của Mexico.

Hồi sinh ngành dệt lụa, tơ tằm B’Lao

Hồi sinh ngành dệt lụa, tơ tằm B’Lao

Giữa những guồng quay công nghiệp hiện đại, người thợ dệt tại Bảo Lộc (Lâm Đồng) vẫn kiên trì bên khung cửi, se từng sợi tơ, giữ lại nét tinh hoa của nghề truyền thống.

Rùa biển trong sách Đỏ quay trở lại đẻ trứng ở bãi biển Hòn Cau, Lâm Đồng

Rùa biển trong sách Đỏ quay trở lại đẻ trứng ở bãi biển Hòn Cau, Lâm Đồng

Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Hòn Cau, xã Liên Hương, tỉnh Lâm Đồng cho biết, ngày 11/7, trong quá trình đi thăm bãi, đội tuần tra kiểm soát của Ban Quản lý đã phát hiện một ổ trứng rùa biển. Đây là ổ trứng rùa thứ 6 được phát hiện trong năm nay.