(Thethaovanhoa.vn) Với trên 100 phiên bản châu phê, triển lãm "Thư pháp của các Hoàng đế nhà Nguyễn" giới thiệu tới công chúng những nét độc đáo, tinh hoa nhất từ bút tích của đích thân các vua nhà Nguyễn trên châu bản.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1 tổ chức tọa đàm khoa học "Châu bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới Khu vực châu Á-Thái Bình Dương".
Triển lãm khai mạc vào sáng nay 3/1 tại Trung Tâm Lưu trữ Quốc gia I (số 5 Vũ Phạm Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội) . Đây là sự kiện kỷ niệm 100 năm kết thúc khóa thi Nho học cuối cùng (1919 - 2019) và chào mừng Ngày Lưu trữ Việt Nam 3/1.
Châu bản triều Nguyễn là các tài liệu hành chính, chủ yếu được viết tay trên giấy dó bằng chữ Hán Nôm, trên văn bản hiện còn lưu bút tích phê duyệt bằng mực son của 10 vị hoàng đế nhà Nguyễn. Họ phê duyệt trực tiếp trên Châu bản bằng mực son với nhiều hình thức phong phú như: Châu phê, châu điểm, châu khuyên, châu mạt, châu sổ, châu cải... Mặc dù không chủ tâm thể hiện chữ viết theo lối thư pháp nhưng châu phê của các Hoàng đế trên châu bản đã phần nào thể hiện kỹ thuật vận bút điêu luyện, đạt đến trình độ thẩm mỹ rất cao.
Theo các nhà nghiên cứu, bút son trên châu bản triều Nguyễn không chỉ đơn thuần ẩn chứa những giá trị nghệ thuật đặc sắc, mà nội dung còn thể hiện vai trò quyền lực của người đứng đầu đất nước với những quan điểm về cách trị quốc, an dân khác nhau của mỗi vị Hoàng đế. Giai đoạn triều Nguyễn còn là một vương triều độc lập (1802-1884), nội dung phê duyệt của các hoàng đế trên châu bản thể hiện ý chí, quyền lực của người đứng đầu đối với mọi vấn đề của quốc gia.
Dưới đây là một số châu bản nổi bật trong số hơn 100 phiên bản tại triển lãm.
Vua Gia Long (1802-1820) phê duyệt trên châu bản không nhiều, chủ yếu là những văn bản có nội dung kê khai dân số của trường duyệt tuyển địa phương. Điều này thể hiện hoàng đế rất quan tâm đến vấn đề quân sự quốc phòng.
Vua Minh Mệnh (1820 - 1840) đặc biệt quan tâm phê duyệt trên châu bản triều Nguyễn với những nội dung liên quan đến việc củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền và tình hình nông nghiệp, đê điều.
Vua Thiệu Trị (1841-1847) là người yêu thích thơ ca, tính tình hiền hòa,
bởi vậy nên lời phê rất dung hòa, nhẹ nhàng tập trung chủ yếu
trên lĩnh vực liên quan đến đời sống của nhân dân lao động
Vua Tự Đức (1848 - 1883) là người đặc biệt yêu thích thơ văn,chính vì vậy trên
rất nhiều văn bản, lời phê của nhà vua còn dài hơn tấu trình của quan. Qua nội dung lời phê của hoàng đế Tự Đức có thể thấy rõ bối cảnh lịch sử, kinh tế - xã hội, chính trị,
ngoại giao của Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX. .
Vua Đồng Khánh (1885-1888) là người hiền lành, thích đọc sách Kinh dịch và bói toán. Thời gian vua Đồng Khánh trị vì, tình hình chính sự trong nước không ổn định, nội dung lời phê trên Châu bản thể hiện quyền hành của Vua Đồng Khánh không vượt ra ngoài giới hạn của cung điện, chủ yếu về chi tiêu trong hoàng cung, thưởng phạt quan lại.
Thành Thái (1889 - 1907) là vị vua tiến bộ, yêu nước. Các hoàng tử, hoàng nữ con của ông đều phải học Pháp ngữ song song với Hán tự. Bản thân nhà vua cũng học tiếng Pháp để giao tiếp, ông còn cho mở trường Quốc học vào năm 1896 để đào tạo nhân tài có trình độ về văn minh phương Tây. Bút phê của ông trên Châu bản thể hiện sự quan tâm rất nhiều đến giáo dục, thi cử, nhất là việc học chữ Pháp.
Vua Duy Tân (1907-1916) phê duyệt trên châu bản triều Nguyễn chỉ tập trung các vấn đề liên quan đến việc điều phái quan lại, công việc trong hoàng tộc, như vậy có thể thấy được quyền lực của nhà vua đối với các lĩnh vực trong xã hội bị hạn chế. Tuy nhiên, bút phê của nhà Vua trên bản tấu về việc in sách "Thực lục" và việc thi cử là minh chứng khẳng định vị vua này đã rất quan tâm tới việc biên soạn chính sử và nền giáo dục nước nhà.
Vua Khải Định (1916 - 1925) trong thời gian tại vị thì mọi quyền hạn đều do người Pháp nắm. Châu phê của ông chủ yếu về các vấn đề tổ chức tế lễ, diễn kịch, thưởng phạt quan lại...
Vua Bảo Đại ( 1926 - 1945) là hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn, sang Pháp du học từ nhỏ.Bút phê của ông là những việc liên quan đến tế lễ, ban phát sắc bằng huy chương cho quan lại, còn mọi công việc cai trị khác do người Pháp quyết định.
Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước trong sáng 30/4 lịch sử là sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, là dịp để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ôn lại lịch sử hào hùng của dân tộc trong cuộc kháng chiến trường chinh chống giặc ngoại xâm thống nhất đất nước.
Những ngày tháng Tư, cả nước rộn ràng kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước – dấu mốc lịch sử thiêng liêng, in đậm trong tâm trí mỗi người dân Việt.
Từ thực tiễn ở Thành phố Hồ Chí Minh, có thể thấy nơi đây luôn hội tụ, thể hiện rõ nét nhất tinh thần và sức mạnh của đoàn kết. Đó là đoàn kết trong Đảng, trong hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, cùng với đó là nơi thể hiện rõ tinh thần hòa hợp dân tộc.
Từ tinh thần của Đại thắng mùa Xuân 1975 và làm tròn sứ mệnh lịch sử trong thời đại mới, Thành phố Hồ Chí Minh đã phát huy tính năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, tạo ra những dấu ấn lịch sử quan trọng, góp thêm tư liệu thực tiễn sinh động vào công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Ngày 30/4/2025, từ sáng sớm nhiều người dân Hà Nội xuống phố hoà chung không khí kỷ niệm kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Trong không gian nghệ thuật đặc biệt của chương trình Mùa xuân thống nhất, ca sĩ Hòa Minzy và dàn Anh trai vượt ngàn chông gai đã tạo nên những khoảnh khắc đầy ấn tượng với khán giả.
Khi các chiến sĩ đến gần cả tuyến phố như vỡ òa, nhiều người đưa tay chào, gọi to trong phấn khích, nhiều người rưng rưng xúc động. Các chiến sĩ vừa đi đều bước, vừa mỉm cười, gật đầu, vẫy tay chào người dân hai bên đường.
Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) cấp quốc gia do Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức trọng thể từ 6 giờ 30 phút ngày 30/4, tại TP HCM
Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Ngày Arsenal đối đầu PSG tại bán kết lượt đi Champions League, huyền thoại Arsene Wenger đã có một lần trở lại hiếm hoi tại Emirates. Tuy nhiên, chuyến thăm của vị cựu HLV 75 tuổi suýt trở thành một kỷ niệm đáng quên khi ông gặp phải một sự cố hài hước ngay khi đặt chân đến sân.
Sáng 30/4, tại Kỳ đài bên bờ sông Bến Hải thuộc Khu di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Quảng Trị tổ chức Lễ thượng cờ "Thống nhất non sông" nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), 53 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972 - 1/5/2025).
Theo truyền thông Tây Ban Nha, Carlo Ancelotti đã từ chối lời đề nghị dẫn dắt đội tuyển quốc gia Brazil, bất chấp việc được kỳ vọng sẽ ký hợp đồng trong tuần này.
Mikel Arteta nhấn mạnh lực lượng thiếu hụt khiến Arsenal thua PSG ngay tại Emirates nhưng tin Pháo Thủ hoàn toàn có thể ngược dòng ở bán kết lượt về cúp C1.
Sáng 30/4/2025, sau Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) diễn ra Lễ diễu binh, diễu hành tại tuyến đường Lê Duẩn (Quận 1) và một số tuyến đường trung tâm ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Sáng 30/4, Đồn Biên phòng Lũng Cú (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) đã trang trọng tổ chức Lễ thượng cờ tại Cột cờ Quốc gia Lũng Cú - nơi địa đầu cực Bắc thiêng liêng của Tổ quốc.
Sáng 30/4, tại Sân bay Biên Hòa (Đồng Nai), không khí chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) của Quân chủng Phòng không - Không quân diễn ra trong tinh thần khẩn trương, nghiêm túc và tràn đầy khí thế.
Thủ môn xuất sắc nhất ASEAN Cup 2024, người gác đền số một của đội tuyển Việt Nam trong mắt HLV Kim Sang-sik và trợ lý Lee Won-jae, vừa trải qua bốn trận liên tiếp phải ngồi trên ghế dự bị của CLB Hải Phòng. Đây thực sự là một "quãng nghỉ" không đúng lúc đối với Đình Triệu.