(Thethaovanhoa.vn) - Văn nghệ và kháng chiến qua ống kính Trần Văn Lưu là tên cuốn sách ảnh vừa được NXB Kim Đồng giới thiệu đến độc giả trong Ngày hội “Sách - Tri thức kiến tạo tương lai” diễn ra tại Thư viện Quốc gia Việt Nam sáng 19/4.
Sách tập hợp gần 300 bức ảnh đen trắng của nhà nhiếp ảnh Trần Văn Lưu, chụp các gương mặt văn nghệ sĩ kháng chiến cũng như đời sống văn nghệ trong kháng chiến chống Pháp.
Xem sách ảnh này, giúp bạn đọc thấy được cuộc đời và sự nghiệp của nhà nhiếp ảnh Trần Văn Lưu - một sự nghiệp mà theo nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - "có thể còn chưa được đánh giá đúng mức nhưng thật đáng trân trọng!”
Xin giới thiệu đến bạn đọc những "khoảnh khắc một đi không trở lại" về văn nghệ và kháng chiến qua những cú bấm máy của Trần Văn Lưu:
Tòa soạn "Độc lập", cơ quan của Đảng Dân chủ Việt Nam ở Việt Bắc. Trong những năm tháng kháng chiến, giữa báo "Độc lập" và "Văn nghệ" có sự gắn bó rất khăng khít. Nhiều số báo Văn nghệ đã nhờ in bên báo "Độc lập". Ở bức ảnh này, có thể nhận ra nhà văn Nguyên Hồng và Nguyễn Tuân (hàng hai, thứ hai và ba từ phải qua) giữa các đồng nghiệp báo "Độc lập" - Ảnh: Trần Văn Lưu
Tháng 3/1948, báo "Văn nghệ" ra số đầu tiên ở Việt Bắc. Trên măng-sét của báo có biểu tượng gồm 2 chữ V và n lồng vào nhau giữa một khung cửa mở, bên trái là bầu trời với ngôi sao năm cánh. Từ đó, biểu tượng này thường xuất hiện như một niềm tự hảo của những văn nghệ sĩ kháng chiến. Trong ảnh là cổng chào ở lối vào một sự kiện văn nghệ, với logo Văn nghệ nổi tiếng này - Ảnh: Trần Văn Lưu
Bốn nhà văn, nhà báo: Tô Hoài, Xuân Thủy, Nam Cao - Báo "Cứu quốc" (thứ nhất, thứ hai và thứ tư từ trái qua) và Nguyễn Huy Tưởng - Báo "Văn nghệ" - Ảnh: Trần Văn Lưu
Các văn nghệ sĩ tại trụ sở Hội Văn nghệ Việt Nam ở xóm Chòi (Đại Từ, Thái Nguyên) năm 1949. Từ trái qua: Ngô Tất Tố, Nguyễn Xuân Sanh, Tố Hữu, Xuân Diệu, Thế Lữ, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Tuân. Đây là bức ảnh được nhiều người biết đến nhất của Trần Văn Lưu, nhưng không phải ai cũng biết cái tên Trần Văn Lưu là tác giả ảnh.
Các văn nghệ sĩ dự Hội nghị Chấp hành mở rộng Hội Văn nghệ Việt Nam tại Việt Bắc tháng 3/1951. Từ phải sang, hàng trước: Nam Cao, Nguyên Hồng, Kim Lân, Nguyễn Đình Thi. Hàng sau: Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng, Hoàng Trung Thông, Chế Lan Viên, Nguyễn Xuân Sanh, Học Phi, Nguyễn Đỗ Cung - Ảnh: Trần Văn Lưu
Xưởng họa của họa sĩ Tô Ngọc Vân mở tại xã Xuân Áng, huyện Hạ Hòa, Phú Thọ thu hút nhiều họa sĩ đến vẽ tranh và tổ chức trưng bày. Trong ảnh, lần lượt từ trái qua là các họa sĩ: Tô Ngọc Vân, Nguyễn Sỹ Ngọc, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Khang, Nguyễn Sáng, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Đỗ Cung - Ảnh: Trần Văn Lưu
Tại lễ tiễn văn nghệ sĩ lên đường đi mặt trận tháng 10/1949. Từ phải qua: Tố Hữu, Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng - Ảnh: Trần Văn Lưu
Nhà nhiếp ảnh Trần Văn Lưu đã ghi lại hình ảnh nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đứng giữa hai ông bà Thế Lữ - Song Kim như một tình cảm đặc biệt của vợ chồng nghệ sĩ dành cho nhà viết kịch
Nhà thơ, đạo diễn Thế Lữ và các cộng sự đang hóa trang chuẩn bị cho vở diễn tối ngày 14/4/1949 tại Hội nghị Văn nghệ bộ đội. Bức ảnh này về sau được Trần Văn Lưu gửi đi dự cuộc thi ảnh của tờ Réponses Photo một tạp chí chuyên về nhiếp ảnh của Pháp và đã giành được giải Nhì. Bức ảnh này cũng được chọn làm bìa sách “Văn nghệ và kháng chiến qua ống kính Trần Văn Lưu”
Vợ chồng nhạc sĩ Phạm Duy, ca sĩ Thái Hằng tại Việt Bắc - Ảnh: Trần Văn Lưu
Nhà thơ Tố Hữu và vợ Vũ Thị Thanh khi mới cưới - Ảnh: Trần Văn Lưu
Nhà thơ Chế Lan Viên và nhà thơ Thế Lữ - Ảnh: Trần Văn Lưu
Nhà văn Ngô Tất Tố - Ảnh: Trần Văn Lưu
Nhà văn Nguyễn Tuân - Ảnh: Trần Văn Lưu
Nhà văn Kim Lân - Ảnh: Trần Văn Lưu
Nhà thơ Tú Mỡ - Ảnh: Trần Văn Lưu
Nhà văn Tô Hoài - Ảnh: Trần Văn Lưu
Nhà thơ Xuân Diệu - Ảnh: Trần Văn Lưu
Nhà văn Nam Cao - Ảnh: Trần Văn Lưu
Nhà thơ Hoàng Trung Thông - Ảnh: Trần Văn Lưu
Nữ sĩ Ngân Giang - Ảnh: Trần Văn Lưu
Nhà văn Nguyễn Công Hoan - Ảnh: Trần Văn Lưu
Nhà văn Nguyễn Đình Thi - Ảnh: Trần Văn Lưu
Nhạc sĩ Văn Cao tại quán cà phê của ông ở chợ Me qua góc máy của Trần Văn Lưu
Tác giả bài thơ nổi tiếng "Ông đồ" - nhà thơ Vũ Đình Liên - Ảnh: Trần Văn Lưu
Họa sĩ Trần Văn Cẩn - Ảnh: Trần Văn Lưu
Họa sĩ Nguyễn Sáng - Ảnh: Trần Văn Lưu
Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung - Ảnh: Trần Văn Lưu
Đạo diễn Phạm Văn Khoa là một thành viên chủ chốt của Đoàn kịch Chiến thắng. Ông từng được bầu làm Ủy viên thường vụ Đoàn Sân khấu Việt Nam 1948. Sau này ông chuyển sang làm việc ở báo "Sự thật" và đến năm 1953, được cử làm Giám đốc Doanh nghiệp Quốc gia Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam - Ảnh: Trần Văn Lưu
Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát - Ảnh: Trần Văn Lưu
Nhà nhiếp ảnh Trần Văn Lưu (trái) và Nguyễn Văn Tuất, người cộng sự của ông trong những năm kháng chiến (ảnh Đỗ Văn Thành chụp)
Nhà nhiếp ảnh Trần Văn Lưu sinh ngày 10/1/1917 ở phố Hàng Sắt, Nam Định. Ông qua đời năm 2003. Năm 2004, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Kháng chiến Chống Pháp hạng Ba. Ông là một trong những người bạn rất thân của cố danh họa Bùi Xuân Phái
Rất đông bạn đọc, trong đó có các em học sinh đã có dịp được thấy và hiểu thêm về một thời văn nghệ nước nhà qua cuốn sách ảnh
Ông Trần Chí Nghĩa, con trai nhà nhiếp ảnh Trần Văn Lưu nói về di sản ảnh của cha mình tại buổi giới thiệu cuốn sách ở Thư viện Quốc gia Việt Nam ngày 19/4
Trận bán kết lượt về Champions League giữa Barcelona và Inter Milan vào tháng 4 năm 2010 tại Camp Nou không chỉ là một cuộc đối đầu bóng đá, mà còn là một câu chuyện đầy kịch tính, nơi tài năng chiến thuật của Jose Mourinho đã biến một đội bóng bị đánh giá thấp hơn thành biểu tượng của sự kiên cường.
Mới ngày đầu tiên trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhưng tại các di tích lịch sử ở khu phố cổ và các danh lam tháng cảnh trên địa bàn thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam) đã có lượng lớn du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm.
XSMB 30/4: Kết quả Xổ số miền Bắc hôm nay thứ Tư ngày 30/4/2025 quay thưởng lúc 18h10 được trực tiếp cập nhật nhanh nhất, chính xác nhất trên Thethaovanhoa.vn.
Ngày 30/4, nhiều cơ quan truyền thông hàng đầu Nhật Bản đã đưa tin về Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) tại Việt Nam, nêu rõ một buổi lễ quy mô lớn đã được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Trường Sa- núm ruột máu thịt của quê hương không chỉ là biểu tượng cho chủ quyền thiêng liêng của dân tộc mà còn là minh chứng cho sức mạnh đại đoàn kết, cho ý chí quật cường của những người con đất Việt.
Những ngày tháng 4 lịch sử, thị trấn Trường Sa như bừng tỉnh, từ các hộ gia đình đến các đơn vị đóng quân trên đảo, đâu đâu cũng thấy cờ hoa rộn rã, ai cũng phấn khởi chuẩn bị cho kỷ niệm 50 năm Giải phóng Trường Sa (29/4/1975- 29/4/2025), 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 70 năm Ngày thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955 - 7/5/2025) và các sự kiện lớn của đất nước.
Đại thắng mùa Xuân 1975 đã mở ra kỷ nguyên hòa bình và phát triển cho đất nước ta. Kỷ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử là dịp để khẳng định những giá trị trường tồn về đoàn kết dân tộc, tinh thần yêu nước, trách nhiệm công dân, những yếu tố cốt lõi cần tiếp tục bồi đắp trong thế hệ trẻ để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới.
Theo Chi nhánh Vận tải Đường sắt Hải Phòng, mỗi chuyến tàu đến ga Hải Phòng trong sáng 30/4 đều có trên 1.000 hành khách. Tính đến 9 giờ sáng cùng ngày, đã có 8.152 tấm vé bán cho hành khách đi và đến Hải Phòng trong ngày đầu nghỉ lễ.
Nhiều tờ báo lớn tại Mexico ngày 29/4 (theo giờ địa phương, tức ngày 30/4 theo giờ Việt Nam) đã đồng loạt đăng tải thông tin đậm nét về thắng lợi lịch sử của Việt Nam trong cuộc kháng chiến trường kỳ giành độc lập, thống nhất đất nước, cũng như hành trình vươn lên trở thành một trong những quốc gia đầy tiềm lực và vị thế trên trường quốc tế.
Cúp Truyền hình TP.HCM 2025 đã khép lại đầy cảm xúc vào trưa 30-4, đúng dịp lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, với màn nước rút kịch tính ở chặng cuối cùng.
Một trong những nhà văn được xem là hội viên đặc biệt của Hội Nhà văn TP.HCM là nhà văn Nguyễn Văn Tàu - tức đại tá tình báo Tư Cang, người anh hùng, nguyên cụm trưởng Cụm tình báo H63, chỉ huy trận Rạch Chiếc quyết tử thủ, để giữ cầu cho xe tăng của quân Giải phóng tiến về Sài Gòn trong đại thắng mùa Xuân 1975.
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tôi chợt nhớ tới hai ca khúc rất nổi tiếng có tựa đề khá gần nhau của hai nhạc sĩ lớn: đó là nhạc sĩ Hoàng Vân và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Cùng với cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh đang khẩn trương triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và các kết luận, Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng như của Quốc hội, Chính phủ trong sắp xếp tinh gọn bộ máy, tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp tỉnh, xã.
Ngày 29/4, tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết đặc biệt với nhân dân Việt Nam anh em.
Juliette Binoche, một trong những nữ diễn viên tài năng và được kính trọng nhất của điện ảnh thế giới, đã được vinh danh là Chủ tịch Ban Giám khảo Liên hoan phim Cannes 2025.
Hòa chung không khí kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, nghệ nhân Origami Việt Nam Nguyễn Xuân Tùng đã giới thiệu một mẫu gấp giấy mang hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng như một lời tri ân sâu sắc gửi đến lịch sử dân tộc.