Chân chạy già nhất thế giới Fauja Singh đã quã đời ở tuổi 114, khép lại hành trình của từ một nông dân ở Punjab đến một biểu tượng toàn cầu và là minh chứng với ý chí mạnh mẽ, con người có thể đạt được những điều không tưởng, bất kể tuổi tác.

Chân chạy già nhất thế giới Fauja Singh đã quã đời ở tuổi 114, khép lại hành trình của từ một nông dân ở Punjab đến một biểu tượng toàn cầu và là minh chứng với ý chí mạnh mẽ, con người có thể đạt được những điều không tưởng, bất kể tuổi tác.

Người chạy già nhất thế giới đã dừng bước

Fauja Singh được xem là vận động viên marathon cao tuổi nhất thế giới. Ông qua đời vào ngày 14/7/2025, ở tuổi 114, sau một vụ tai nạn giao thông tại làng quê Beas Pind, Jalandhar, Punjab, Ấn Độ. Theo các nguồn tin từ BBC, CNN, và The New York Times, ông bị một chiếc SUV đâm phải khi đang băng qua đường trên quốc lộ Jalandhar-Pathankot. Ông được đưa đến bệnh viện Shrimann ở Jalandhar, nhưng đã không qua khỏi do chấn thương nghiêm trọng ở đầu và xương sườn.

Chân chạy già nhất thế giới dừng bước ở tuổi 114 - Ảnh 1.

Fauja Singh qua đời vào ngày 14/7/2025

Mặc dù tuổi thật của Fauja Singh gây tranh cãi do thiếu giấy khai sinh, hộ chiếu Anh của ông ghi ngày sinh là 1/4/1911. Chính phủ Anh đã dựa vào thông tin này để cấp lương hưu và ông được công nhận rộng rãi là người cao tuổi nhất tham gia chạy marathon. Sự ra đi của ông đã khiến cộng đồng chạy bộ toàn cầu và cộng đồng Sikh bàng hoàng. Nhiều nhân vật nổi bật, bao gồm Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thống đốc Punjab Gulab Chand Kataria, đã bày tỏ sự tiếc thương. Modi ca ngợi ông là "một nhân vật độc đáo, truyền cảm hứng cho giới trẻ Ấn Độ về tầm quan trọng của thể dục" trong khi Kataria nhấn mạnh tinh thần bất khuất của ông khi tham gia chiến dịch chống ma túy "Nasha Mukt – Rangla Punjab" ở tuổi 114.

Tang lễ của Fauja Singh được tổ chức với nghi thức nhà nước tại Beas Pind, thu hút sự tham dự của Thống đốc bang Punjab và nhiều chính trị gia khác. Thi thể ông được đặt trong quan tài kính để người dân đến viếng và đám tang diễn ra với sự tham gia của đông đảo người dân và các nhà lãnh đạo thuộc nhiều đảng phái. Sự ra đi của ông không chỉ đánh dấu sự kết thúc của một hành trình cá nhân phi thường mà còn làm nổi bật những vấn đề về an toàn giao thông tại Ấn Độ, nơi các vụ đâm xe bỏ chạy thường không được xử lý nghiêm minh, trừ khi nạn nhân là người nổi tiếng như Fauja Singh.

Chân chạy già nhất thế giới dừng bước ở tuổi 114 - Ảnh 2.

Tang lễ của Fauja Singh được tổ chức với nghi thức nhà nước tại Beas Pind

Những thành tựu nổi bật

- Năm 2003: Hoàn thành Toronto Waterfront Marathon trong 5 giờ 40 phút, được cho là kỷ lục thế giới ở nhóm tuổi trên 90.

- Năm 2004: Chạy London Marathon trong 6 giờ 7 phút và trở thành gương mặt trong chiến dịch quảng cáo "Impossible is Nothing" của Adidas cùng David Beckham và Muhammad Ali.

- Năm 2011: Ở tuổi 100, ông lập 8 kỷ lục thế giới cho nhóm tuổi trên 95 trong một ngày tại Ontario Masters Association Fauja Singh Invitational Meet ở Toronto, bao gồm các cự ly từ 100 mét (23,14 giây) đến 5.000 mét (49:57,39). 3 ngày sau, ông trở thành người đầu tiên được cho là 100 tuổi hoàn thành Toronto Waterfront Marathon trong 8 giờ 11 phút 6 giây (thời gian chính thức 8:25:17 do mất 14 phút để đến vạch xuất phát).

- Năm 2012: Tham dự Lễ rước ngọn đuốc Thế vận hội London.

- Năm 2013: Hoàn thành cuộc chạy 10 km cuối cùng tại Hồng Kông trong 1 giờ 32 phút 28 giây, quyên góp 25.800 USD cho từ thiện.

Chân chạy già nhất thế giới dừng bước ở tuổi 114 - Ảnh 4.

Hành trình đầy danh tiếng của Fauja Singh

Fauja Singh sinh tại Beas Pind, Jalandhar, Punjab, trong một gia đình nông dân dưới thời Ấn Độ thuộc Anh. Là con út trong 4 anh chị em, ông trải qua tuổi thơ đầy khó khăn khi không thể đi bộ cho đến năm 5 tuổi do đôi chân yếu ớt. Bạn bè gọi ông là "Stick" (Cây gậy) vì thân hình gầy gò. Thay vì đi học, ông làm việc trên đồng ruộng, chăn nuôi gia súc và trồng ngô, lúa mì. Chế độ ăn chay với sữa, sữa chua, rau củ và bánh mì giúp ông xây dựng nền tảng thể chất từ sớm. Trước năm 40 tuổi, ông trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới và cuộc phân chia Ấn Độ đầy biến động, nhưng không hề biết đến khái niệm "marathon".

Ông kết hôn với bà Gian Kaur và có 6 người con. Tuy nhiên, cuộc đời ông chịu nhiều bi kịch: Vợ qua đời năm 1992, con gái út mất khi sinh con và con trai Kuldip thiệt mạng năm 1994 do một tấm kim loại bị gió thổi bay trúng đầu trong một cơn bão. Những mất mát này khiến ông rơi vào trầm cảm. Sau cái chết của vợ, ông chuyển đến Ilford, Đông London (Anh), để sống cùng con trai cả Sukhjinder. Tại đây, ông tìm thấy niềm an ủi trong việc chạy bộ, bắt đầu từ những cuộc chạy ngắn tại các sự kiện cộng đồng Sikh.

Chân chạy già nhất thế giới dừng bước ở tuổi 114 - Ảnh 4.

Hành trình đầy danh tiếng của Fauja Singh

Năm 1994, sau cái chết của con trai Kuldip, Fauja Singh bắt đầu chạy bộ để vượt qua nỗi đau. Đến năm 2000, ở tuổi 89, ông quyết định thử sức với London Marathon sau khi xem một cuộc đua trên truyền hình. Dưới sự hướng dẫn của HLV Harmander Singh, ông hoàn thành cuộc marathon đầu tiên trong 6 giờ 54 phút, phá kỷ lục thế giới ở nhóm tuổi trên 90 trước đó tới 58 phút. Ông kể lại: "Tôi đến gặp HLV trong bộ vest và ông ấy đã cho tôi mượn bộ đồ thể thao. Tôi không biết marathon dài 42,195 km."

Từ đó, Fauja Singh tham gia 9 cuộc marathon toàn phần tại London (6 lần), Toronto (2 lần) và New York (1 lần). Mặc dù các kỷ lục không được Guinness World Records công nhận do thiếu giấy khai sinh, chúng vẫn được các tổ chức như Ontario Masters Athletics xác nhận. Fauja Singh được đặt biệt danh "Turbaned Tornado", "Running Baba" và "Sikh Superman", trở thành biểu tượng toàn cầu. Ông chia sẻ: "Chạy bộ mang lại cho tôi mục tiêu mới, khiến cuộc sống đáng sống."

Chân chạy già nhất thế giới dừng bước ở tuổi 114 - Ảnh 5.

Fauja Singh không chỉ nổi tiếng nhờ thành tích mà còn bởi tinh thần tích cực

Fauja Singh không chỉ nổi tiếng nhờ thành tích mà còn bởi tinh thần tích cực. Ông nhận được thư chúc mừng từ Nữ hoàng Elizabeth II vào sinh nhật lần thứ 100 (2011) và lần thứ 105 (2016). Ông cũng là người mang đuốc cho Thế vận hội Athens 2004 và London 2012, xuất hiện trong các chiến dịch quảng cáo toàn cầu. Câu chuyện của ông đã truyền cảm hứng cho cộng đồng Sikh và những người yêu chạy bộ trên toàn thế giới.

Di sản cho thế giới chạy bộ

Fauja Singh đã chứng minh rằng tuổi tác không phải là rào cản để theo đuổi đam mê. Bắt đầu chạy ở tuổi 89 và tiếp tục thi đấu qua tuổi 100, ông truyền cảm hứng cho hàng triệu người, đặc biệt là người cao tuổi, duy trì lối sống năng động. Câu nói nổi tiếng của ông: "20 dặm đầu tiên không khó, 6 dặm cuối tôi chạy trong khi nói chuyện với Chúa," thể hiện đức tin và sự lạc quan. Ông nhấn mạnh bí quyết trường thọ: "Ăn ít, chạy nhiều, và luôn vui vẻ." Chế độ ăn chay với các món ngọt giàu trái cây khô và sữa chua nhà làm, cùng việc kiêng rượu bia, thuốc lá, giúp ông duy trì sức khỏe. Ngay cả ở tuổi 114, ông vẫn đi bộ vài dặm mỗi ngày tại Beas Pind.

Fauja Singh là thành viên của nhóm chạy bộ "Sikhs in the City" tại Đông London, một nhóm chuyên quyên góp cho các tổ chức từ thiện. Ông đã đóng góp hàng chục nghìn USD, bao gồm 25.800 USD từ cuộc chạy 10km tại Hong Kong, Trung Quốc năm 2013. Sau khi ông qua đời, nhóm này cam kết tổ chức các sự kiện tưởng nhớ đến ngày 29/3/2026 và quyên góp 114 bảng Anh từ 9.000 người để xây dựng Fauja Singh Clubhouse tại Ilford, nơi ông từng tập luyện. Nhóm cũng tiếp tục thúc đẩy văn hóa Sikh và lối sống lành mạnh thông qua các cuộc chạy bộ toàn cầu.

Chân chạy già nhất thế giới dừng bước ở tuổi 114 - Ảnh 6.

Fauja Singh nhận được nhiều giải thưởng danh giá

Fauja Singh đã trở thành biểu tượng văn hóa, đặc biệt trong cộng đồng Sikh, với biệt danh "Sikh Superman". Câu chuyện của ông được lan tỏa qua sách, phim tài liệu và các chiến dịch truyền thông. Ông cũng góp phần nâng cao nhận thức về an toàn giao thông tại Ấn Độ, khi cái chết của ông làm nổi bật sự thiếu hụt cầu vượt và biển cảnh báo trên các tuyến đường. Thống đốc bang Punjab thậm chí đã xuất đặt tên một trường học tại Beas Pind và dựng tượng ông tại trường thể thao Jalandhar để vinh danh di sản của ông.

Fauja Singh nhận được nhiều giải thưởng danh giá

- Huân chương Vương quốc Anh (BEM) năm 2015 vì đóng góp cho thể thao và từ thiện.

- Huy chương Danh dự Ellis Island năm 2003, là người không phải người Mỹ đầu tiên nhận giải này, biểu tượng cho sự khoan dung chủng tộc sau sự kiện 11/9.

- Giải thưởng Pride of India năm 2011, công nhận đóng góp cho cộng đồng.

- Tự truyện Turbaned Tornado (2011) của Khushwant Singh, được ra mắt tại House of Lords, ghi lại hành trình cuộc đời ông.

- Sách thiếu nhi Fauja Singh Keeps Going (2020) của Simran Jeet Singh, là cuốn sách tranh thiếu nhi đầu tiên của một nhà xuất bản lớn về một câu chuyện Sikh.

Trần Giáp