(TT&VH) - Trong khi nhiều người Việt Nam coi các phim cổ trang của Hàn Quốc là một mẫu mực của việc làm phim lịch sử (nhất là sau khi phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long bị cho là… “vỏ Tàu”), thì chính tại Liên hoan phim truyền hình Hàn Quốc 2010 (diễn ra từ 1/10 và sẽ kết thúc vào hôm nay, 12/10) đa số ý kiến của các nhà chuyên môn lại chê phim lịch sử của họ là… toàn hư cấu, thiếu giá trị lịch sử.
Trở về từ LHP này với tư cách khách mời duy nhất từ Việt Nam, PGS. TS Lê Thị Hoài Phương (Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam) cho biết:
- Cách đây dăm năm, nhận thức rằng phim truyền hình là một phần quan trọng trong đời sống của người dân nói chung và “Làn sóng Hàn Quốc” đang chiếm lĩnh được bộ phận đáng kể khán giả nhiều nước trên thế giới, các nhà hoạt động văn hóa Hàn Quốc có sáng kiến tổ chức Liên hoan phim truyền hình (Korea Drama Festival) nhằm thúc đẩy và quảng bá rộng rãi hơn nữa những thành tựu của ngành công nghiệp văn hóa đang rất phát đạt này của Hàn Quốc.
PGS. TS Lê Thị Hoài Phương tại LHP truyền hình Hàn Quốc 2010 (bên trái là đạo diễn Trung Quốc Lin Da Qing và ông Park - Kyung Won, trong Ủy ban tổ chức LHP)
Trong khuôn khổ của liên hoan này có một cuộc tọa đàm với sự tham gia của trên 200 người là các nhà sản xuất, đạo diễn phim truyền hình, các nhà nghiên cứu, nhà phê bình, nhà báo của Hàn Quốc và quốc tế.
Trong khi các khách mời nước ngoài (đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Malaysia) nói về tình hình sản xuất phim truyền hình ở nước mình thì các nhà chuyên môn Hàn Quốc đã tranh luận với nhau về phim Hàn Quốc, những thành tựu mà phim Hàn đã đạt được trong việc chiếm lĩnh khán giả trong nước cũng như gây ra làn sóng Hàn Quốc ở nhiều quốc gia khác trên khắp các châu lục; nhiều vị “trưởng lão” trong giới sản xuất phim truyền hình Hàn Quốc đã rất thẳng thắn nêu ra những điểm yếu kém hiện nay của phim Hàn, rằng một số phim, chủ yếu của các tác giả trẻ, chỉ nói chuyện “ba lăng nhăng”, xa rời với đời sống hiện thực, nhiều phim “hút” người xem chỉ vì “dựa” vào các ngôi sao; người ta cũng đề cập tới những bộ phim lịch sử, dã sử và phim cổ trang, phần nhiều chỉ các nhân vật là có thật trong lịch sử, còn cốt truyện và tình tiết trong phim thì hoàn toàn hư cấu.
* Thế đây có phải là cách làm được tán đồng?
- Không, chỉ có một vài ý kiến cho rằng đã là phim nghệ thuật thì có quyền hư cấu, còn nhiều ý kiến khác vẫn yêu cầu làm phim lịch sử thì cần phải tôn trọng lịch sử, cần có tính xác thực. Nhưng ai cũng hiểu rằng làm phim lịch sử rất khó. Lúc ấy tôi chợt nghĩ đến “sự cố” phim “Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long” ở ta đang gây tranh cãi... Quả thật đây là vấn đề hóc búa chẳng riêng gì của điện ảnh, truyền hình mà của cả sân khấu nữa.
Bộ phim cổ trang Nàng Dae Jang Geum của Hàn Quốc rất được ưa chuộng tại Việt Nam
* Chị vừa nói, nhiều ý kiến của các đại biểu không tán đồng với việc hư cấu cốt truyện và tình tiết trong phim lịch sử. Ý kiến của họ có gay gắt không? Họ có dẫn chứng cụ thể phim nào của họ mà hư cấu lịch sử thái quá?
- Họ không nêu tên cụ thể bộ phim nào, nhưng tranh luận thì khá gay gắt và thẳng thắn, người Hàn Quốc vốn nóng tính, lại rất dân chủ trên mọi diễn đàn mà. Giáo sư danh dự của trường Sogang University - ông Choi Chang- Seob trong bài tham luận của mình đã tổng hợp những điểm yếu kém của phim Hàn Quốc mà giới phê bình đã chỉ trích, trong đó có nói về phim lịch sử thế này: “Bối cảnh của các bộ phim lịch sử thường tập trung vào những yếu tố giải trí như những khó khăn của chị em phụ nữ và các chuyện tình lãng mạn ở thời kỳ nào đó. Thiếu hụt mặt tích cực của việc tái tạo lịch sử để nâng cao hiểu biết và nhận thức về lịch sử cũng như hướng dẫn cho tương lai thông qua các sự kiện lịch sử”.
* Dư luận nói chung ở VN đều cho rằng phim lịch sử Hàn Quốc là một mẫu mực thành công mà người VN khi làm phim lịch sử phải học tập. Theo chị, điều các nhà làm phim VN nên học tập (hay không nên ngộ nhận về thành công) ở phim Hàn?
- Tất nhiên có rất nhiều điều chúng ta có thể học tập từ cách làm phim lịch sử của các nhà làm phim Hàn Quốc, mà chẳng riêng gì phim lịch sử đâu. Nhưng để nói là “mẫu mực thành công” thì tôi e rằng bản thân các nhà làm phim Hàn Quốc chưa chắc đã nhận, vì họ và khán giả của họ cũng còn phê phán cơ mà.
Về phía chúng ta thì chưa thông hiểu hết lịch sử của họ nên cũng khó mà phán xét cho chính xác, có khi lại đâm ra “ngộ nhận” như bạn vừa dùng từ này.
Đặt tính xác thực lịch sử của các tình tiết phim sang một bên thì còn lại tôi thấy cái gì của họ cũng đáng để học. Nhiều bộ phim dã sử hay cổ trang Hàn Quốc xem rất cuốn hút bởi nội dung hấp dẫn, tình tiết ly kỳ, diễn xuất của diễn viên tinh tế, cảnh phim hoành tráng và thơ mộng, và tóm lại, phim của họ không thấy nhiều “sạn” như của ta. Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, sự so sánh nào cũng có cái khập khiễng của nó, chỉ riêng về mặt kinh phí làm phim truyền hình, tôi được biết ở ta trung bình một tập phim của hãng phim do nhà nước cấp kinh phí chỉ khoảng 60 - 80 triệu đồng trở lại, của hãng tư nhân thì nhiều hơn một chút, trong khi đó có người bạn Hàn Quốc nói với tôi là chi phí làm phim truyền hình ở nước họ hiện nay rất cao, mỗi bộ phim truyền hình thường gồm 16 - 24 tập, mỗi tập 30-70 ngàn USD, tương đương 600 triệu - 1,4 tỷ VND. Thật là khó tin, đúng không?
Những ngày đầu tháng 5, rất đông du khách đến vườn Isabella trong công viên hoàng gia Richmond ở London (Anh) để chiêm ngưỡng hoa đỗ quyên nở rực rỡ. Khu vườn với hàng chục loài đỗ quyên đủ màu khoe sắc, tạo nên bức tranh mùa xuân cuốn hút.
CLB Công An Hà Nội đã có một chiến thắng đậm trong chuyến hành quân đến sân Tam Kỳ. Đặc biệt, cầu thủ vừa mới nhập tịch Cao Pedant Quang Vinh đã ghi bàn thắng đầu tiên tại V-League.
Ngày 5/5/2025 (tức 8/4 Âm lịch), Lễ hội bánh bao tại đảo Trường Châu của Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) khai mạc với mục đích bày tỏ sự thành kính của người dân sở tại đối với các vị thần linh đã phù hộ cho cuộc sống ấm no hạnh phúc, mưa thuận gió hòa và tránh được mọi tai ương dịch bệnh.
Những người trẻ thuộc thế hệ "Gen Z" đang làm thay đổi các xu hướng du lịch dịp nghỉ lễ tại Trung Quốc, với xu hướng kết hợp trải nghiệm cảm xúc, giải trí và chia sẻ xã hội.
Tân Hoa xã dẫn nguồn Trung tâm mạng lưới động đất Trung Quốc (CENC) cho biết chiều 5/5, một trận động đất có độ lớn 5,7 đã xảy ra ngoài khơi huyện Hoa Liên (Hualien), Đài Loan (Trung Quốc).
Viện Nghiên cứu Kinh doanh Hàn Quốc (Korean Business Research Institute) vừa công bố bảng xếp hạng uy tín thương hiệu dành cho các bộ phim truyền hình Hàn Quốc tháng 5/2025.
Chiếc iPhone bạn đang sử dụng bỗng dưng xuống pin nhanh, nóng bất thường hay tự tắt nguồn khi chưa hết pin? Đó có thể là lời cảnh báo cho thấy pin điện thoại đã "đến tuổi nghỉ hưu".
NSƯT Kim Phương được biết đến nhờ các vai diễn phản diện bà hội đồng. Nhưng trong "Lật mặt 8", nữ nghệ sĩ kỳ cựu lại chinh phục khán giả GenZ với hình tượng bà ngoại nhí nhảnh và giữ vai trò "lật mặt" của bộ phim.
Met Gala được xem là sự kiện thời trang danh giá và xa hoa nhất hành tinh, thu hút sự chú ý của giới mộ điệu, người nổi tiếng và truyền thông toàn cầu.
Trận đấu giữa CLB Hà Nội và Nam Định trên sân Hàng Đẫy không chỉ là cuộc so tài đỉnh cao mà còn là một lễ hội bóng đá thực sự. Lần đầu tiên trong mùa giải, một sân bóng V-League cháy vé, và khán đài Hàng Đẫy đã bùng nổ, tạo nên không khí sôi động chưa từng có.
XSMB 5/5: Kết quả Xổ số miền Bắc hôm nay thứ Hai ngày 5/5/2025 quay thưởng lúc 18h10 được trực tiếp cập nhật nhanh nhất, chính xác nhất trên Thethaovanhoa.vn.
Thép Xanh Nam Định đã giành chiến thắng thuyết phục trước Hà Nội FC trong trận “chung kết” trên đường đua vô địch V-League 2024/25. Trận đấu diễn ra trong bầu không khí cuồng nhiệt với hơn 15.000 khán giả chật kín sân Hàng Đẫy – một khung cảnh đáng mơ ước của bóng đá quốc nội.
Chiều 5/5, với 452/452 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 94,56% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.