Tin từ UBND TP Hà Nội cho biết chiều 9-3 tại Macao, Trung Quốc, trong phiên họp toàn thể thường niên Ủy ban ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO, hồ sơ bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Lê và Mạc (1442-1779) tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội (bia tiến sĩ Văn Miếu) đã được công nhận là di sản tư liệu thế giới.
Sau mộc bản triều Nguyễn, bia tiến sĩ Văn Miếu là di sản tư liệu thứ 2 của Việt Nam được đưa vào danh mục di sản tư liệu thuộc chương trình Ký ức thế giới (Memory of the World) của UNESCO. Đây là sự kiện vô cùng ý nghĩa với thủ đô trước thềm đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Bia tiến sĩ - Ảnh tư liệu
Pho “sử đá” đồ sộ
Bia đá đặt tại khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám vinh danh tên tuổi những người đỗ trong các kỳ thi tuyển tiến sĩ triều Lê và Mạc. Trên mỗi tấm bia khắc một bài văn (bài ký) bằng chữ Hán, nội dung ghi lại lịch sử của các khoa thi tổ chức từ năm 1442-1779. Có 82 tấm bia tương ứng với 82 khoa thi được dựng. Tấm bia tiến sĩ đầu tiên được dựng năm 1484 đời vua Lê Thánh Tông, ghi lại lịch sử khoa thi năm 1442. Tấm bia cuối cùng được dựng vào năm 1780 cho khoa thi tổ chức vào năm 1779.
Có thể tìm thấy ở đây tên tuổi của nhiều danh nhân từng được nhắc nhiều trong các sách sử Việt Nam như nhà sử học Ngô Sĩ Liên - tiến sĩ năm 1442 đã soạn bộ sách Đại Việt sử ký toàn thư; nhà bác học Lê Quý Đôn - tác giả của Đại Việt thông sử, Kiến văn tiểu lục, Vân đài loại ngữ…; nhà chính trị, ngoại giao lỗi lạc Ngô Thì Nhậm đỗ tiến sĩ khoa 1775 đã giúp vua Quang Trung chiến thắng quân Thanh trong trận Ngọc Hồi - Đống Đa lịch sử…
Không chỉ là nguồn tư liệu phong phú phản ánh một giai đoạn lịch sử hơn 300 năm dưới triều Lê - Mạc, bia tiến sĩ Văn Miếu còn là bức tranh sinh động về việc tuyển dụng và đào tạo nhân tài độc đáo ở Việt Nam, thể hiện ở tư tưởng trị quốc dựa vào nhân tài.
Ngay ở tấm bia đầu tiên (khoa 1442) đã chỉ rõ “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí vững thì thế nước mạnh và thịnh, nguyên khí kém thì thế nước yếu và suy, cho nên các đấng thánh đế minh vương không ai không chăm lo xây dựng nhân tài”.
Tấm bia năm 1448 lại nhắc “Nhân tài đối với quốc gia quan hệ rất lớn” và “Phải có đào tạo sau mới có nhân tài”. Nhiều tấm bia sau cũng nhắc đi nhắc lại ý “nhân tài là nguyên khí quốc gia”; bia các năm 1556, 1604, 1703, 1763, 1772 nhấn thêm ý “phải vun trồng, bồi dưỡng nhân tài”.
Từ những tấm bia tiến sĩ, người đời sau lĩnh hội được nguồn tư liệu có giá trị để tìm hiểu thân thế, sự nghiệp của các sứ thần Việt Nam, cùng mối quan hệ bang giao giữa các nước vùng Đông Bắc Á. Trong số 1.304 tiến sĩ được khắc tên trên 82 bia đá ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám có 225 vị từng được cử đi sứ sang Trung Quốc vào các triều Minh (1368-1644), triều Thanh (1644-1911).
Mặt khác, trong các nước có ảnh hưởng của Nho giáo như Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam thì chỉ có Việt Nam có bia tiến sĩ mang nội dung phản ánh tư tưởng chính trị, triết học, giáo dục khoa cử của triều đại, nhờ đó có thể nghiên cứu sự phát triển, thay đổi của Nho giáo trong việc quản lý đất nước của các triều đại ở khu vực thông qua bài văn khắc trên bia.
Xứng tầm di sản thế giới
Giá trị và nét độc đáo của 82 bia tiến sĩ chính là những bài văn khắc trên bia. Trên thế giới nhiều nước dựng bia, nhưng chỉ duy nhất bia tiến sĩ Văn Miếu có bài ký ghi lịch sử các khoa thi và triết lý của triều đại về nền giáo dục và đào tạo, sử dụng nhân tài. Những bài ký trên bia tiến sĩ được viết bằng chữ Hán với những cách viết khác nhau, khiến mỗi tấm bia như một tác phẩm thư pháp.
Những bài văn bia này phần lớn đều do những danh nhân văn hóa, trí thức lớn của đất nước soạn, nên về cơ bản là những tác phẩm vô giá, góp phần làm nên truyền thống văn hóa, giáo dục của Việt Nam. Có thể kể đến bài ký đề tên tiến sĩ khoa Nhâm Tuất (1442) do Thân Nhân Trung (từng giữ chức thượng thư bộ lại, Đông các đại học sĩ kiêm tế tửu Quốc Thử Giám) soạn.
Trong đó có đoạn “Kính nghĩ: việc dựng bia đá là cốt để làm cho thịnh ý mưu trị cầu hiền của các bậc thánh đế thần tông được lưu truyền mãi mãi. Đó chính là phép lớn để rèn giũa người đời và là điều rất may cho Nho học”. Đoạn khác lại nêu luận điểm “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, rồi lại đặt câu hỏi “ Kẻ sĩ ở chốn trường ốc lều tranh, danh phận thật là nhỏ mọn mà được triều đình đề cao rất mực như thế thì người mang danh kẻ sĩ phải trọng thân mình mà lo báo đáp, đáng phải như thế nào?”.
Mỗi tấm bia còn là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, kết tinh trí tuệ, bàn tay của những nhà văn hóa, thư pháp, nghệ nhân hàng đầu Việt Nam các thời kỳ và là loại hình văn bản đặc biệt của di sản tư liệu, làm phong phú thêm cho thể loại của ký ức thế giới. Tất cả 82 bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám đều được chế tác theo cùng một phong cách: bia dẹp, trán cong, hình vòm.
Các tấm bia được đặt trên lưng rùa, rùa cũng được tạo dáng theo một phong cách chung: to, đậm và chắc khỏe. Trang trí trên bia rất đa dạng, phản ánh sự phát triển hình tượng nghệ thuật theo thời gian, nhờ đó hiểu được lịch sử phát triển mỹ thuật của Việt Nam từ thế kỷ 15-18. Đây được coi là những bằng chứng sống động của trí tuệ và bàn tay khéo léo của những nghệ nhân Việt Nam .
Cho đến nay bia tiến sĩ Văn Miếu vẫn là những bản gốc duy nhất được lưu giữ tại chỗ, liên tục kể từ khi được dựng; phần lớn các hoa văn và văn tự còn rõ, có khả năng đọc được. Các bài văn bia cho biết rõ ngày tháng dựng bia, tên của người soạn văn bia, người dựng bia. Chữ viết trên bia, các hoa văn trang trí cùng phong cách tạo dáng bia, rùa đều mang dấu ấn của thời đại sản sinh ra chúng. Điều này khẳng định tính xác thực, nguyên bản, duy nhất của tư liệu - những tiêu chí quan trọng mà chương trình Ký ức thế giới đặt ra.
Ngày nay bia tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám vẫn có sức hút mạnh mẽ đối với các học giả, du khách, chính khách trong và ngoài nước. Hằng ngày có hàng ngàn du khách trong và ngoài nước đến chiêm ngưỡng, tìm hiểu về chế độ tuyển chọn và đào tạo nhân tài, sử dụng hiền tài, quan điểm về giáo dục của người Việt Nam xưa. Rất nhiều nguyên thủ quốc gia, chính khách quan trọng của các nước trên thế giới đã đến đây và đánh giá cao giá trị và ý nghĩa của những tấm bia đá.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố Dự thảo Thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh, để lấy ý kiến góp ý rộng rãi. Thông tư mới khi được ban hành sẽ thay thế cho Thông tư 08/TT của Bộ Giáo dục từ năm 1988.
NSND Bùi Công Duy nhận được nhiều sự cổ vũ của khán giả khi trình diễn bản Concerto dành cho violin của nhà soạn nhạc Felix Mendelssohn trong hòa nhạc hữu nghị Việt Nam - Kazakhstan.
Nicola Peltz ở tuổi 30, cô không chỉ là một diễn viên tài năng, một đạo diễn đầy triển vọng, mà còn là tâm điểm của những câu chuyện truyền thông xoay quanh cuộc hôn nhân với Brooklyn Beckham.
Sau màn nhá hàng ấn tượng, bom tấn kinh dị Việt Út Lan: Oán linh giữ của tiếp tục "thả xích" teaser poster và trailer đầy ám ảnh, hé lộ câu chuyện dân gian bí ẩn về loại "bùa ngải" khét tiếng.
Cách thành phố Quy Nhơn khoảng 70km về phía Bắc, Mũi Vi Rồng thuộc thôn Tân Phụng, xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ (Bình Định) là một thắng cảnh tuyệt đẹp với nét hoang sơ, kỳ bí được thiên nhiên tạo tác nên.
Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, sau 21 ngày (từ ngày 17/4 đến 7/5) mở cổng đăng ký dự kỳ thi Đánh giá năng lực đợt 2 năm 2025, có hơn 97.000 thí sinh đăng ký.
Mùa giải sắp hạ màn khiến tất cả những trận đấu ở chặng về đích đều nóng bỏng. “Cẩn thận củi lửa”, đấy là cảnh báo rất thực dành cho giai đoạn quan trọng nhất cũng nhạy cảm nhất của mùa giải năm nay.
HLV trưởng đội tuyển U16 Việt Nam Cristiano Roland đã quyết định triệu tập 30 cầu thủ trong đợt hội quân đầu tiên của năm 2025, chuẩn bị tham dự giải U16 quốc tế CFA Team China 2025.
Ngày 10/5 tới đây, tại Trường Đại học Hà Nội sẽ diễn ra chương trình đặc biệt mang tên "Ca khúc Việt lời Nga", nhằm tri ân nhà giáo ưu tú, dịch giả Lê Đức Mẫn – người tiên phong trong việc chuyển ngữ các ca khúc Việt Nam sang tiếng Nga.
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) vừa xác nhận rằng đội tuyển Việt Nam sẽ có 4 cầu thủ góp mặt trong đội hình Các ngôi sao Đông Nam Á (ASEAN All-Stars) tham dự trận giao hữu với CLB Manchester United (MU), diễn ra vào ngày 28/5/2025 tại SVĐ Bukit Jalil, Kuala Lumpur, Malaysia.
Từ một ngôi sao sáng tại RB Leipzig, Christopher Nkunku đến Chelsea với giá 52 triệu bảng vào năm 2023, nhưng chấn thương và phong độ sa sút đã khiến hành trình của anh trở thành nỗi thất vọng.
Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc lần thứ 20 – sự kiện Phật giáo quốc tế quan trọng – đang diễn ra sôi động tại TP.HCM với hàng loạt hoạt động ý nghĩa, thu hút hàng trăm nghìn người dân và du khách tham dự.
Từ 1 bản hợp đồng thất bại tại MU, Antony Matheus dos Santos đã lột xác thành "hoàng tử Seville" tại Real Betis. Anh không chỉ tìm lại phong độ đỉnh cao mà còn trở thành chất xúc tác giúp Isco thăng hoa.
Nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại và thăm chính thức Liên bang Nga.
Ngày 7 tháng 5, Tọa đàm nghệ thuật "Đương đại trên nền di sản" đã diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam thu hút sự quan tâm đặc biệt từ giới chuyên môn và công chúng yêu mỹ thuật. Đây là hoạt động trong khuôn khổ cuộc thi UOB Painting of the Year năm thứ ba tại Việt Nam.
Ngày 7 tháng 5, Triển lãm các tác phẩm thắng giải Cuộc thi UOB Painting of the Year (UOB POY) mùa thứ hai đã khai mạc tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Sự kiện đánh dấu một bước tiến mới trong hành trình quảng bá mỹ thuật Việt Nam và đưa những nghệ sĩ tài năng đến gần hơn với công chúng yêu nghệ thuật miền Bắc.
VTV5 VTV6 trực tiếp bóng đá Việt Nam vs Philippines (10h00, 9/5) - Thethaovanhoa.vn cập nhật diễn biến trận đấu giữa ĐT futsal nữ Việt Nam vs Philippines.
Nếu chiến thắng 3-1 trước Bodo/Glimt ở lượt đi bán kết Europa League vào thứ Năm tuần trước là trận đấu quan trọng nhất của Tottenham Hotspur kể từ trận chung kết Champions League 2019, thì trận lượt về ở Na Uy thậm chí còn quan trọng hơn.
Sau khi PSG đánh bại Man City và lần lượt loại Liverpool, Aston Villa, Arsenal khỏi Champions League, HLV Luis Enrique còn xát muối vào nỗi đau của xứ sương mù bằng một lời mỉa mai sâu sắc.